back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

3 giai đoạn phát triển vàng của con trẻ bố mẹ cần chú ý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Con trẻ có những giai đoạn phát triển cực kì quan trọng mà bố mẹ cần chú ý để không bỏ lỡ sự trưởng thành trọn vẹn của con. Các giai đoạn đó được coi là sự “phát triển vàng” hay “nổi loạn”. Nếu bạn có thể thật sự hiểu được nhu cầu tâm lý phía sau hành vi nổi loạn của trẻ, tôn trọng sự trưởng thành của con, bạn sẽ không phải phiền não vì những điều này nữa. Vì vậy, vào 3 giai đoạn phát triển vàng của trẻ, cha mẹ nhất định phải chú ý.

Giai đoạn phát triển vàng thứ nhất: Khoảng thời gian 2 tuổi

Hai tuổi là độ tuổi mà trẻ bắt đầu biết tự ý thức, vì vậy sẽ từ “bé ngoan” trước đó trở thành “bé quậy” khiến chúng ta không biết phải làm sao.

Trẻ phát triển
Trẻ phát triển tuổi lên 2 kèm theo nhiều thay đổi có thể khiến bố mẹ bất ngờ

Chuyện gì cũng thích nói “không”, việc mà trẻ thích nhất là nói “không” để đáp lại yêu cầu của người lớn. Ví dụ như “Ngủ!”- “Không ngủ!”, “Ăn đi!” -“Không ăn!”, “Gọi dì đi con!”- “Không gọi!” v.v… Một số người cho biết con của họ khi hơn một tuổi đã bắt đầu nổi loạn như vậy rồi, đây có thể là do khi mẹ trò chuyện cùng con thường thích ra lệʼnh cho con đừng làm gì đó, không được làm gì đó, trẻ sẽ sớm học được cách nói “không”.

Con cái chính là tấm gương của cha mẹ, bạn làm gì cũng sẽ phản chiếu lên trẻ. Vì vậy điều quan trọng để thay đổi con vẫn là phải thay đổi chính bản thân mình. Hơn nữa, tuy trẻ có ý thức riêng khá mạnh, nhưng trong mối quąn hệ với mọi người, có rất nhiều điều trẻ không biết cách biểu đạt ý kiến như thế nào. Giả sử: Khi người khác lấy đồ chơi của trẻ, trong tình huống ‘cấρ bách’, trẻ sẽ nổi loạn, thực hiện một số động tác như đấm đá, gào khóc v.v… Một là bởi vì đây là thời kỳ ‘ngứa ngáy tay chân’, hai là bởi vì trẻ chưa biết cách biểu đạt ý kiến, nên sẽ phản ứng theo cách mà mình nghĩ trong lúc hoảng loạn.

Giai đoạn phát triển thứ 2 của con: Từ 7 -9 tuổi

Sau khi trẻ vào tiểu học, những người trẻ trò chuyện chủ yếu không còn là người thân, hàng xóm nữa mà là bạn học và giáo viên. Khi vào tiểu học, trẻ sẽ cảm thấy mình lớn rồi, có thể tự quyết định, muốn thoát khỏi sự khống chế của cha mẹ, thế nên trẻ sẽ trở nên thích “cãi lại” người lớn.

Thế nhưng các bé vẫn rất cần người lớn, vẫn vô tư làm nũng trước mặt cha mẹ, mong cha mẹ giải quyết vấn đề mà mình gặp khó khăn không biết làm thế nào.

Trẻ nổi loạn
7-9 tuổi là giai đoạn phát triển vàng thứ 2 của con

Vì trẻ đã thay đổi rồi nên cách giáo dục của cha mẹ cũng phải thay đổi theo, đối với những trẻ trong độ tuổi nổi loạn này, cha mẹ nên dùng cách tương tác nhiều hơn để trò chuyện và hiểu con. Học cách lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của con rồi mới bình luận.

Cha mẹ có thể thể hiện quyền một cách vừa phải, có những việc trẻ có thể tự làm thì cứ để trẻ làm. Hãy cho con cảm thấy được tôn trọng và khẳng định. Đương nhiên là trong thời kỳ này, thành tích học tập của con có thể sẽ không được ổn định và trẻ sẽ trở nên nổi loạn hơn nếu không được dẫn dắt đúng đắn.

Lúc này, cha mẹ cần có mẹo để hoá giải thái độ đối kháng của con, cha mẹ nên thương lượng với con nhiều hơn, đừng tỏ ra chuyên quyền. Ngoài ra, hãy giúp các bé hình thành thói quen và quy luật sinh hoạt tốt trong giai đoạn.

Gia đoạn phát triển vàng thứ ba:  12-15 tuổi

Thời kỳ dậy thì tốt đẹp của trẻ trong độ tuổi 12–15. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, do tâm lý vẫn còn chưa phát triển đầy đủ, bất ổn định, nên trẻ thường xuyên cảm thấy thất bại, ở trong trạng thái lo âu.

Trong thời kỳ này, trẻ rất trọng thể diện, lòng tự tôn rất mạnh, vô cùng dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và làm những việc thách thức cha mẹ. Đối với các bé đây chỉ là một “lời tuyên ngôn độc lập” mà thôi.

Con trẻ
Giai đoạn tuổi thiếu niên này bố mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn

Vào thời kỳ này, nếu cha mẹ muốn ép con nghe lời bằng “uy quyền” thì gần như chắc chắn là sẽ khiến tâm lý nổi loạn của con càng mạnh thêm.

Cha mẹ cần cố gắng ít can dự vào việc của con, hãy cho con không gian độc lập. Cứ cho là trẻ làm sai gì đó cũng nên cố gắng bỏ qua những việc nhỏ nhặt không đáng, chỉ chọn những vấn đề quan trọng nhất và trò chuyện với con về những vấn đề đó khoảng mỗi tuần/tháng một lần.

Sự nổi loạn hoàn toàn không phải là sai lầm không thể tha thứ, càng không phải là vấn đề không thể giải quyết, đối với trẻ, đây là cơ hội để nhận thức và phát triển bản thân, người làm cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần bỏ đi “quyền uy” vốn có, bình tĩnh đón nhận, dẫn dắt con một cách đúng đắn, cùng con học tập, cùng con lớn lên là được. Con trẻ phải trải qua những giai đoạn phát triển vàng để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn!

Dậy con đúng cách mới là cha mẹ giỏi

Những điều hay cha mẹ nên dậy con từ nhỏ

Dạy con sai cách của bố mẹ khiến trẻ thụ động nhiều hơn



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328