0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! Toàn bộ đơn hàng <500k Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K.

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đau lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách chữa

Tham khảo

Sản phẩm ngẫu nhiên

Giảm giá!

Nano Curcumin Học viện Quân Y

Giá gốc là: 180.000 ₫.Giá hiện tại là: 145.000 ₫.
Giảm giá!

Trà Bogatra Học Viện Quân Y Giúp Mát Gan Giải Độc Gan

Giá gốc là: 65.000 ₫.Giá hiện tại là: 40.000 ₫.
Giảm giá!

Siro ăn ngon NAVIKID Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 135.000 ₫.Giá hiện tại là: 100.000 ₫.
Giảm giá!

Kiện khớp tiêu thống Collagen Học Viện Quân Y Chính Hãng

Giá gốc là: 135.000 ₫.Giá hiện tại là: 110.000 ₫.

Chạy bộ là một môn thể thao tuyệt vời cho sức khỏe, giúp tăng cường sức bền, giảm cân, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, chạy bộ cũng có thể gây ra một số chấn thương, trong đó phổ biến nhất là đau lòng bàn chân.

Đau lòng bàn chân là bệnh gì?

Đau gót chân

Viêm cân gan chân

Đau gan bàn chân

Viêm cân gan chân là tác nhân phổ biến nhất khiến phần lớn mọi người bị đau gót chân. Ở Mỹ, mỗi năm có tới 3 triệu người phải điều trị viêm cân gan chân. Nếu bạn là người thường xuyên chạy bộ thì tỉ lệ mắc còn cao hơn. Theo một thống kê, cứ 10 người chạy thì có 1 người bị viêm cân gan chân. Hơn nữa, nó có thể kéo dài và trở thành mãn tính nếu không được điều trị.
Dây chằng bàn chân là một trong các sợi dây chằng lớn nhất chạy dọc theo lòng bàn chân tạo thành hình vòm nối gót chân với ngón chân. Tình trạng tổn thương ở dây chằng này thường gặp nhất là viêm cân gan chân. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lòng bàn chân.
Những người bị viêm cân gan chân có thể cảm thấy đau ở dưới bàn chân gần gót chân khi rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc sau khi không di chuyển trong một thời gian dài. Cơn đau sẽ giảm dần trong ngày khi bạn di chuyển. Tình trạng này là kết quả của việc dây chằng bàn chân di chuyển ra khỏi điểm chèn ở gót chân.
Khi bạn ngủ vào ban đêm, dây chằng bắt đầu lành lại. Nhưng khi bạn thức dậy và đặt trọng lượng lên bàn chân, dây chằng bàn chân lại bị kéo giãn và gây đau nhức.
Chú ý: Nguyên nhân và cách chữa trị Viêm cân gan chân

Gai gót chân

Đau gót chân

 

Xương gót chân là xương lớn nhất bàn chân, là phần chịu phần lớn áp lực và các cú sốc.
Gai gót chân là bệnh lý do lắng đọng canxi tại những vị trí thường xuyên chịu các chấn thương trên xương gót. Đây là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến việc hình thành gai nhọn hoặc tình trạng xương nhọn mọc ra ở bờ rìa của khớp.
Bệnh gai gót chân thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người thường xuyên lao động nặng nhọc, người mắc bệnh béo phì, vận động viên thường xuyên phải tập luyện, thi đấu với cường độ cao hoặc những người có khiếm khuyết ở bàn chân.
Gai gót chân khiến bệnh nhân đau nhói khi đi trên nền cứng. Đau nhiều vào sáng sớm khi bạn bắt đầu vận động chân. Cơn đau sẽ giảm đi trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chạy nhiều hoặc đi đứng nhiều thì cơn đau sẽ gia tăng.

Xem: Nguyên nhân và cách chữa trị gai gót chân

Viêm gân gót chân (Viêm gân A-sin) 

Gân Achilles là một vùng khá ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót từ 3-6 cm. Đây là chỗ thường bị tổn thương viêm tại điểm bám gân, viêm quanh gân, viêm giữa gân, xơ gân hoặc đứt gân.
Viêm gân gót chân hay viêm gân Achilles là hiện tượng đau nhức ở gót chân xảy ra do gân Achilles nối các cơ bắp chân ở phía sau chân dưới với xương gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá sức.Viêm gân gót chân thường xảy ra chủ yếu ở những người hoạt động thể chất liên tục với cường độ cao.
viêm gân gót chân thường bắt đầu với triệu chứng đau nhẹ ở phía sau chân hoặc trên gót chân sau mỗi lần chạy hoặc hoạt động. Đau cũng có thể xuất hiện mỗi khi người bệnh leo cầu thang, chạy đường dài hoặc chạy nước rút. Ngoài ra, đau còn lan rộng đến các khu vực khác quanh mắt cá chân. Bên cạnh đó, đau cũng có thể kéo theo triệu chứng sưng tấy, phù nề ở gót chân.
Xem: Nguyên nhân và cách điều trị Viêm gân gót chân (Viêm gân a-sin)

Đau ức bàn chân

Đau khớp ngón chân – Đau xương khớp ngón chân 

Đau xương bàn ngón chân (tên khoa học là Metatarsalgia) chỉ tình trạng chân bị đau ở phần xương khớp ngón chân.
Khi bị đau xương khớp ngón chân, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, nhức và nóng rát ở xương khớp ngón chân. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi bạn đứng, chạy, đi – đặc biệt trên bề mặt cứng – và sẽ thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi. Đau nhói, tê và ngứa ngón chân, cảm giác như có sỏi trong giày.

Chú ý: Nguyên nhân và cách điều trị đau xương khớp ngón chân

U dây thần kinh Morton 

Là cảm giác sưng, đau, nhói buốt ở phần giữa của hai khớp ngón chân số 3 và số 4. Ngoài ra, cũng có thể gặp ở những ngón chân khác.
Các triệu chứng khi bị U dây thần kinh Morton gồm:

  • Đau bỏng rát, tương tự cảm giác như bị chuột rút.
  • Tê bì thường sẽ diễn ra cùng với cơn đau.
  • Đau từng đợt. Mỗi đợt từ vài phút đến vài giờ, có thể cách nhau vài tuần đến vài tháng.
  • Một số có cảm giác như đi trên đá hoa cương.
  • Đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói.
  • Đau lan dọc theo các ngón chân.

Xem: Nguyên nhân và cách điều trị U dây thần kinh Morton

Đau lõm bàn chân- Đau vòm bàn chân

Viêm cân gan chân

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau vòm bàn chân. Viêm cân gan chân không chỉ gây ra tình trạng đau gót chân, nó cũng làm đau vòm bàn chân. Xem các triệu chứng viêm cân gan chân ở trên

Bàn chân phẳng – Bàn chân bẹt

Bàn Chân Bẹt

 

Bàn chân phẳng dùng để chỉ người có vòm bàn chân rất thấp hoặc không có vòm chân, toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân chạm đất khi đứng.
Bàn chân phẳng làm mất đi sự hỗ trợ của cấu trúc vòm. Không có khả năng đệm khi tiếp đất và các dây chằng thường xuyên bị kéo căng là hai ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của kiểu chân này. Điều này cũng là nguyên nhân khiến vòm chân phải chịu áp lực lớn hơn và dễ bị đau. Vòm chân yếu và quá linh hoạt, dẫn đến việc thiếu ổn định khi di chuyển.
Sẽ không đơn độc nếu bàn có bàn chân phẳng. Theo thống kê, có khoảng 25% người Mỹ có bàn chân phẳng (cùng với 20% người có vòm chân cao và 55% số người có vòm chân trung bình).

Xem thêm: Các kiểu bàn chân và chọn giày đúng cách

Nguyên nhân dẫn đến đau lòng bàn chân

Đau lòng bàn chân thường do những vấn đề trên gây ra. Tuy nhiên, những vấn đề/bệnh bàn chân trên cũng xuất phát từ những yếu tố khác. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lòng bàn chân là:

  • Tuổi tác, giới tính: Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa và lượng máu truyền tới chân và các bộ phận khác giảm dần. Lúc này, sự linh hoạt của chân cũng giảm theo và làm tăng nguy cơ tổn thương. Những người ngoài 30 là đối tượng dễ bị đau lòng bàn chân nhất, đặc biệt là ở nam giới.
  • Thừa cân/béo phì: Thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân bạn cao hơn mức tự nhiên mà nó phải chịu. Áp lực trong thời gian dài khiến chân bị đau
  • Kiểu bàn chân là một trong những yếu tố gây nên chấn thương chân. Người có bàn chân bẹt/phẳng, lòng bàn chân không có vòm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Nguyên nhân là chân mất khả năng phân bố lực tự nhiên.
  • Luyện tập thể thao quá mức làm cho chân của bạn hoạt động quá mức. Các hoạt động như chạy, nhảy lặp đi lặp lại liên tục sẽ tăng áp lực lên bàn chân. Vì thế, tập luyện không đúng cách làm tăng nguy cơ đau và chấn thương lòng bàn chân.
  • Đi giày dép không phù hợp: Đi giày cao gót, giày có mũi hẹp khiến tỉ lệ mắc bệnh bàn chân cao hơn.

Mẹo nhanh chữa đau lòng bàn chân tại nhà

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau lòng bàn chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

  • Nghỉ ngơi: Không chạy bộ, đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài sau chấn thương.
  • Chườm một túi đá lạnh lên vùng bàn chân đang bị đau 15- 20 phút và lặp lại mỗi 2-3 giờ sẽ giúp bạn giảm đau.
  • Giày dép: Không nên đi chân trần trên bề mặt cứng, tránh mang giày cũ hoặc mòn vì chúng không cung cấp đệm tốt cho gót chân. Thay vào đó, hãy chọn giày đệm gót và có tựa gót chân tốt. Giày thể thao sẽ tốt hơn so với sandal. Nói chung, hãy đi giày rộng, thoải mái với đế thấp và gót mềm. Tuyệt đối không đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn.
    Aetrex và Spenco là hai thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm chăm sóc chân sau chấn thương. Dép y khoa Aetrex và Spenco giúp hỗ trợ điều chỉnh đúng cấu trúc vòm chân, giảm đau gót, bàn chân, cổ chân, gối, lưng. Dép đúc với công nghệ bọt khí mềm mại, siêu nhẹ. Kiểu dáng quai kẹp đầu mũi mềm thuận tiện khi mang, phù hợp mang cả trong nhà và ngoài đường. Đế chống trượt với độ bám cao giúp ổn định bước đi. Chất liệu nhẹ, bền, không thấm nước dễ dàng vệ sinh.
  • Dùng miếng đệm gót chân và hỗ trợ vòm bàn chân: Có thể bạn không nhận ra rằng việc sử dụng một đôi giày hay miếng lót mẫu mã đẹp nhưng lại kém chất lượng không những chúng không hỗ trợ đúng cấu trúc sinh học cho các khớp bàn chân mà còn làm dồn áp lực cực đại lên xương gót chân. Bạn nên sử dụng giày dép y khoa và lót giày chỉnh hình để hỗ trợ bàn chân giảm thiểu căng thẳng và áp lực.
    Sử dụng lót giày Aetrex và Ironman có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho gót chân. Lót giày được thiết kế để mang đến sự thoải mái và hỗ trợ gót chân tối đa. Thiết kế gọn nhẹ tiện dụng để dùng hàng ngày, khi chơi thể thao đặc biệt đệm linh hoạt hỗ trợ phục hồi hay phòng tránh chấn thương. Lót giày hỗ trợ cho những người gặp vấn đề về đau gót chân, viêm cân gan chân, đau gân Achilles cần giảm đau và tránh đau tái phát.
  • Tập căng duỗi và xoa bóp gan chân lúc sáng sớm ngủ dậy trước khi bước chân xuống giường
  • Buộc dây giày hợp lý giúp chân thoải mái hơn. Xem cách buộc giày chuẩn TẠI ĐÂY!
  • Cố gắng giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì. Giảm cân lành mạnh giúp giảm áp lực tì đè lên bàn chân bạn.
  • Cố gắng thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Uống paracetamol để giảm đau. Không dùng ibuprofen để giảm đau trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.

Xem thêm: Các bài tập giảm chấn thương cho chân tại nhà (gai gót chân, viêm gân a-sin, viêm cân gan chân, đau khớp ngón chân-đau xương bàn ngón chân)

Đau lòng bàn chân có cần đi gặp bác sĩ không?

Nếu bạn mới bị đau 24-48 giờ và tình trang đau không nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể dùng những mẹo chữa đau lòng bàn chân tại nhà ở trên. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện sau, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Cơn đau dữ dội gây cản trở hoạt động thường ngày của bạn
  • Cơn đau nặng hơn hoặc tái phát.
  • Cơn đau không 2 thiện sau 2 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Có cảm giác ngứa ran hoặc mất cảm giác ở chân

Hi vọng bài viết “Đau lòng bàn chân: Nguyên nhân và cách khắc phục” trên đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để chữa trị đau lòng bàn chân. Chúc bạn sớm điều trị thành công!

Tham khảo: webmd.com

Nguồn tham khảo

Bài mới nhất

Hoạt huyết an thần

Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.