Sán dây bò là một loại ký sinh trùng nguy hiểm, lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống và xảy ra tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tình trạng nhiễm bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và khiến cho sức khỏe suy yếu dần theo thời gian.
Đối với không ít người, các món như thịt bò tái chanh, gỏi bò sống ăn cùng lòng đỏ trứng hoặc thịt chần sơ qua luôn là món khoái khẩu nằm trong danh sách thực đơn giải nhiệt cho những ngày nóng bức. Thế nên, nguy cơ nhiễm phải sán dây bò (beef tapeworm hoặc taenia saginata) cũng sẽ theo đó mà tăng cao. Vậy loại ký sinh trùng này có gì đáng quan ngại và vì sao cần dè chừng, phòng ngừa cẩn thận? Mời bạn cùng DIEPHM tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Sán dây bò là gì?
Bệnh sán dây ở người là một bệnh nhiễm ký sinh trùng do các loài sán dây Taenia saginata (sán dây bò), Taenia solium (sán dây lợn) và Taenia asiatica (sán dây châu Á) gây ra. Bạn có thể bị nhiễm những loại sán dây này do ăn thịt bò sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Những người mắc bệnh sán dây thường không biết bản thân bị nhiễm bệnh vì các triệu chứng khá nhẹ hoặc thậm chí không biểu hiện ra bên ngoài.
Chi tiết hơn, trứng của sán dây bò sẽ sống ký sinh ở ruột người và gây ra bệnh sán dây bò. Loại sán này có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 4 đến 12 mét, có nhiều đốt liên kết với nhau. Mỗi đốt có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Đầu sán có 4 giác bám, không có thùy và móc. Trứng sán có hình cầu, vỏ dày, chứa phôi có 4 giác bám.
Tình trạng nhiễm sán dây mức độ nặng sẽ gây nên tình trạng co giật, vì vậy việc phát hiện kịp thời để có phương án chữa bệnh là điều rất quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm sán dây bò có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào?
Tình trạng nhiễm sán dây bò, có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:
- Các vấn đề tiêu hóa: Sán dây bò trưởng thành có thể sống trong ruột non của người và hút chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và chán ăn.
- Thiếu máu: Loại ký sinh trùng nguy hiểm này sẽ “cạnh tranh” với cơ thể bạn để hấp thụ vitamin B12. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và khó thở.
- Tắc ruột: Trong một số trường hợp, sán dây bò có thể phát triển quá lớn và gây tắc ruột. Điều này có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.
- Các vấn đề thần kinh: Trong một số trường hợp hiếm gặp, ấu trùng sán dây bò có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm não. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, co giật, lú lẫn và suy nhược.
Các triệu chứng điển hình của nhiễm sán dây bò bao gồm:
Bệnh sán dây bò được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh sán dây bò được tiến hành như sau:
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, ăn không ngon, sụt cân…
- Chẩn đoán cận lâm sàng:
- Xét nghiệm phân: phát hiện đốt sán dây hoặc trứng trong phân. Trứng sán dây có thể được xuất hiện trong phân sau khi bạn bị nhiễm sán từ 2 đến 3 tháng.
- Xét nghiệm máu: phát hiện kháng thể trong máu bằng kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh ELISA; làm công thức máu có thể phát hiện bạch cầu đa nhân ái toan tăng.
2. Điều trị
Tình trạng nhiễm sán dây bò được điều trị bằng việc uống thuốc trị sán. Các loại thuốc được lựa chọn điều trị nhiễm sán dây là praziquantel hoặc niclosamide.
Theo thông tin từ trang web của Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Y tế, việc điều trị tình trạng nhiễm sán dây bò được tiến hành cụ thể như sau:
- Điều trị bệnh sán dây trưởng thành:
- Có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau đây:
- Praziquantel 30mg/kg cân nặng thể trọng/ngày x 15 ngày x 2-3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày);
- Praziquantel 15-20mg/kg cân nặng thể trọng, liều duy nhất ngày đầu. Những ngày sau dùng Albendazole 15mg/kg cân nặng thể trọng/ngày x 30 ngày x 2-3 đợt (đợt cách đợt 20 ngày).
Biện pháp phòng tránh bệnh sán dây bò
1. Chú ý chế độ ăn uống
Nếu muốn phòng tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sán dây bò tối đa, việc đầu tiên bạn cần làm là chú ý đến chế độ ăn uống. Cụ thể hơn, nên hạn chế ăn các món dưới đây hoặc chỉ ăn tại các nhà hàng, nơi bán thực phẩm chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Phở bò tái
- Lẩu bò nhúng dấm
- Gỏi, nộm, salad thịt bò tái
- Beef steak chế biến theo hình thức rare và medium rare.
2. Các biện pháp khác phòng bệnh
Bên cạnh đó, bạn còn có thể phòng tránh sán dây bò, sán dây lợn bằng các biện pháp như:
- Chế biến thực phẩm đúng cách: Thịt bò phải được nấu chín kỹ ở nhiệt độ tối thiểu là 66°C trong vài phút. Không ăn thịt bò tái, sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Tẩy giun định kỳ: Người lớn nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và 3 tháng/lần đối với trẻ em.
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được sán dây bò là gì và vì sao cần hạn chế tối đa việc ăn thịt sống, dù món ăn có ngon và bắt miệng đến đâu nhưng cũng không nên vì vậy mà bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe. Đừng quên truy cập DIEPHM thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề sức khỏe hệ tiêu hóa nhé.