back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Viêm phổi cộng đồng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm phổi cộng đồng là một tình trạng hô hấp mà trong đó phổi bị nhiễm trùng. Hầu hết thanh niên khỏe mạnh có thể bình phục sau khi mắc căn bệnh này nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn tuổi.

Vì vậy, nắm thông tin về bệnh, chủ động điều trị và phòng ngừa là điều rất cần thiết. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

Tìm hiểu chung

Viêm phổi cộng đồng là gì?

Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm trùng phổi mà người bệnh bị nhiễm bệnh trong môi trường cộng đồng nói chung, trừ những đơn vị chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, viện dưỡng lão, cơ sở phục hồi chức năng.

Viêm phổi cộng đồng nếu được điều trị phù hợp có thể cải thiện trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp như người cao tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc xơ gan thì bệnh có thể nhanh chóng trở nặng, gây ra nhiều biến chứng và thậm chí dẫn đến tử vong. Các biến chứng thường gặp có thể kể đến như tràn dịch màng phổi, phù phổi, áp xe phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi cộng đồng

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi cộng đồng thường phát triển nhanh chóng, mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho khan
  • Ho có đờm màu xanh lục hoặc vàng, hoặc thậm chí là ho ra máu
  • Sốt nhẹ hoặc cao
  • Ớn lạnh
  • Khó thở, nghiêm trọng hơn khi bạn leo cầu thang hoặc gắng sức
  • Đau nhói ở ngực, cơn đau nghiêm trọng hơn khi hít thở hoặc ho
  • Đau bụng kèm theo buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Lú lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi
  • Đổ mồ hôi nhiều và da sần sùi
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim nhanh 
  • Nhịp thở nhanh
  • Âm thanh bất thường trong phổi
  • Móng tay trắng hoặc bệnh bạch sản.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ho ra chất nhầy có máu hoặc màu gỉ sắt
  • Khó thở, đau ngực nghiêm trọng
  • Thở nhanh hoặc đau
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Khó thở, ớn lạnh run rẩy hoặc sốt dai dẳng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng là gì?

Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng có thể là do nhiễm cùng lúc nhiều loại vi trùng. Chúng bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng. Theo thống kê, Streptococcus pneumoniae (phế cầu) là loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh viêm phổi cộng đồng ở người lớn. Một số loại vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng khác có thể bao gồm:

  • Haemophilus influenzae
  • Mycoplasma pneumoniae
  • Chlamydia pneumoniae
  • Legionella
  • Trực khuẩn gram âm
  • Staphylococcus aureus

Ngoài ra, virus cúm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng. Các loại virus khác cũng có thể gây bệnh, chẳng hạn như: parainfluenza, echovirus, adenovirus và coxsackievirus. Một loại nấm có tên là pneumocystis jiroveci có thể gây viêm phổi cho những người có hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, đặc biệt là những người bị nhiễm HIV giai đoạn nặng.

Những cách mà bạn có thể bị lây và mắc bệnh viêm phổi cộng đồng bao gồm:

  • Vi khuẩn và virus sống trong mũi, xoang hoặc miệng có thể lây lan đến phổi.
  • Hít phải một số vi trùng gây bệnh trực tiếp vào phổi.
  • Hít phải thức ăn, chất lỏng, chất nôn hoặc chất lỏng từ miệng vào phổi.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm phổi cộng đồng bao gồm:

  • Người lớn tuổi
  • Người có bệnh phổi mãn tính (COPD, giãn phế quản, xơ nang)
  • Hút thuốc lá, uống rượu nhiều
  • Sa sút trí tuệ, đột quỵ, chấn thương não, bại não hoặc các rối loạn não khác
  • Vấn đề về hệ thống miễn dịch (đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc bị bệnh HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng hoặc các bệnh khác)
  • Các bệnh lý mạn tính khác, chẳng hạn như suy thận, bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây
  • Phẫu thuật để điều trị ung thư miệng, cổ họng hoặc cổ
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do điều trị bằng một số loại thuốc
  • Từng tiếp xúc với những người bị viêm phổi khác.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm phổi cộng đồng?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, lắng nghe tiếng ran rít và âm thanh bất thường trong lồng ngực của bạn bằng ống nghe, hỏi về các triệu chứng đang gặp phải.

Nếu nghi ngờ mắc viêm phổi cộng đồng, bạn cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang ngực
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và lượng oxy đi vào máu từ phổi
  • Cấy máu và cấy đờm để tìm vi trùng gây bệnh
  • Chụp CT ngực
  • Nôi soi phế quản
  • Nội soi lồng ngực.

Những phương pháp điều trị viêm phổi cộng đồng

Phương pháp điều trị viêm phổi cộng đồng có thể khác nhau tùy theo triệu chứng và loại vi trùng gây bệnh. Nếu bạn bị viêm phổi nặng, bạn có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để điều trị một thời gian. Nếu bạn chỉ có các triệu chứng nhẹ, bạn có thể được điều trị tại nhà tuân theo phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng do bác sĩ đề ra.

Điều trị tại bệnh viện

Nếu mắc viêm phổi do vi khuẩn, bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh ngay sau khi nhập viện. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh và liều dùng phù hợp tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh (được xác định khi cấy máu và cấy đờm). Nếu bệnh nặng hoặc không thể uống, cần truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch.

Trong trường hợp viêm phổi công đồng do virus, bạn không dùng kháng sinh mà là thuốc kháng virus.

Nếu phải tiếp tục điều trị tại bệnh viện, bạn có thể được:

  • Bổ sung chất lỏng nếu bị mất nước
  • Hỗ trợ thêm oxy
  • Thực hiện các bài tập thở
  • Hỗ trợ hô hấp với máy thở trong trường hợp nặng.

Điều trị tại nhà

Một số người bệnh nhẹ được điều trị tại nhà bằng cách dùng kháng sinh đường uống trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Hãy lưu ý những vấn đề sau khi điều trị tại nhà:

  • Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều cho đến khi hết liệu trình, không tự ý ngừng thuốc ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
  • Không dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ho giúp cơ thể tống khứ chất nhầy ra khỏi phổi.
  • Hít thở không khí ấm giúp làm lỏng chất nhầy dính, tạo cảm giác dễ thở hơn.
  • Uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, trà loãng.
  • Không được uống rượu.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nhìn chung hầu hết người bệnh đều đáp ứng điều trị trong vòng vài ngày. Chỉ có một số ít người điều trị viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện không đáp ứng với phác đồ, không dứt được triệu chứng. Bác sĩ sẽ đổi kháng sinh và/hoặc điều trị biến chứng do bệnh.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa viêm phổi cộng đồng?

Bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi bằng cách làm theo các biện pháp dưới đây.

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với người bị nghi ngờ là có bệnh.
  • Không hút thuốc. Thuốc lá làm hỏng khả năng chống nhiễm trùng của phổi.
  • Tiêm phòng vacxin cúm hàng năm có thể giúp ngăn ngừa một số loại viêm phổi.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến nơi đông người.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm phổi cộng đồng và có cách phòng ngừa, cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328