0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! Toàn bộ đơn hàng <500k Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K.

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Viêm thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Tham khảo

Sản phẩm ngẫu nhiên

Giảm giá!

Sâm Ngọc Linh - Đông trùng hạ thảo - Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 275.000 ₫.Giá hiện tại là: 230.000 ₫.
Giảm giá!

Thanh Đường Gamosa Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 170.000 ₫.Giá hiện tại là: 135.000 ₫.
Giảm giá!

Trà Amitaka Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 65.000 ₫.Giá hiện tại là: 55.000 ₫.
Giảm giá!

Cốm bình dạ dày Học Viện Quân Y Hộp 20 gói

Giá gốc là: 78.000 ₫.Giá hiện tại là: 65.000 ₫.

Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích và sưng lên. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng 1–2 tuần. Trong thời gian đó, giọng nói của bạn sẽ thay đổi và đi kèm với các triệu chứng khác như đau họng liên tục, đau khi nói chuyện hay nuốt.

Vậy nguyên nhân gây viêm dây thanh quản là gì? Điều trị và phòng ngừa ra sao? Bạn có thể tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau của Bệnh lý

Tìm hiểu chung

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm ở dây thanh quản do bạn sử dụng chúng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra.

Bên trong thanh quản có hai dây thanh âm có thể đóng, mở nhịp nhàng để tạo ra âm thanh (giọng nói). Khi tình trạng viêm xảy ra, dây thanh âm này bị kích ứng và sưng lên. Từ đó, âm thanh được tạo ra khi không khí đi qua chúng bị thay đổi. Kết quả là giọng nói của bạn trở nên khàn hơn bình thường. Một số trường hợp, người bệnh gần như không thể nói ra thành tiếng.

Tình trạng sức khỏe này có thể tồn tại trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Hầu hết trường hợp bị viêm là do nhiễm virus hay do nói quá nhiều và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng khàn giọng dai dẳng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản

Đa số trường hợp, bệnh lý này thường kéo dài không quá 1 tuần với nguyên nhân phổ biến là do nhiễm virus sau khi bị cảm lạnh, cúm. Các dấu hiệu viêm thanh quản hoặc triệu chứng viêm thanh quản bao gồm:

  • Khàn giọng
  • Giọng nói yếu hơn hoặc mất tiếng
  • Có cảm giác ngứa, rát trong cổ họng
  • Đau họng
  • Khô họng
  • Ho khan
  • Khó nuốt

Nếu bạn có nhiều triệu chứng khác nghiêm trọng hơn, khả năng cao là có liên quan đến một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Các trường hợp viêm thanh quản cấp hầu như đều có thể được kiểm soát và cải thiện hiệu quả nhờ những biện pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như hạn chế nói, uống nhiều nước. Việc nói quá nhiều, liên tục trong khi đang bị viêm ở thanh quản có thể khiến dây thanh âm bị tổn thương nặng hơn.

Nếu thấy các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm.

Trường hợp bạn cần nhận được chăm sóc y tế ngay lập tức là:

  • Cảm thấy khó thở
  • Ho ra máu
  • Sốt dai dẳng không bớt
  • Cơn đau ngày càng nặng hơn
  • Khó nuốt

Viêm thanh quản ở trẻ em cũng có thể xảy ra và bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy:

  • Tạo ra âm thanh lạ khi thở, thở rít, thở khò khè
  • Chảy nước mũi nhiều hơn bình thường
  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Sốt cao (> 39ºC)

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể cho thấy có tình trạng viêm thanh khí phế quản (croup) hay viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt). Khi đó, việc chữa trị viêm dây thanh quản nên được tiến hành càng sớm càng tốt vì nếu không, bệnh có thể gây đe dọa tính mạng, kể cả ở trẻ em hay người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản cấp tính

Đa số trường hợp viêm thanh quản đều không kéo dài và được cải thiện sau khi giải quyết nguyên nhân cơ bản gây viêm. Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm cấp tính này thường là:

  • Nhiễm virus, thường là sau khi bị cảm lạnh, cúm
  • Sử dụng thanh quản quá mức, do la hét hoặc nói quá nhiều
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu (hiếm khi xảy ra)

Viêm thanh quản mạn tính

Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần thì được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Nguyên nhân thường là do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng theo thời gian. Viêm mạn tính có thể khiến dây thanh âm bị kéo căng và tổn thương. Nguyên nhân có thể là:

  • Các chất gây kích ứng thanh quản ở dạng khí như khói hóa chất, tác nhân gây dị ứng hay khói thuốc
  • Trào ngược axit dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm xoang mạn tính
  • Uống rượu nhiều quá mức
  • Bệnh nghề nghiệp do cần nói thường xuyên (như ca sĩ, giáo viên…)
  • Hút thuốc

Các nguyên nhân gây viêm mạn tính có thể gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn hay nấm
  • Nhiễm một số loại ký sinh trùng
  • Ung thư
  • Liệt dây thanh âm do chấn thương, đột quỵ, có khối u phổi…
  • Dây thanh âm bị ảnh hưởng do tuổi già

Chẩn đoán

Làm thế nào để chẩn đoán viêm thanh quản?

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị viêm thanh quản là khàn giọng. Mức độ thay đổi trong giọng nói sẽ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng hoặc kích ứng ở thanh quản, bạn có thể bị khàn giọng nhẹ cho đến nặng hơn, có khi mất tiếng hoàn toàn. Do đó, bác sĩ sẽ lắng nghe giọng nói và kiểm tra dây thanh âm của bạn để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Một vài kỹ thuật giúp xác nhận lại chẩn đoán bao gồm:

Điều trị

Bạn đã biết cách chữa viêm thanh quản hiệu quả chưa?

Trường hợp viêm cấp tính, bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng.

Mục tiêu của các phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính là giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra viêm, như ợ nóng, hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.

Một số thuốc được chỉ định trong phác đồ điều trị căn bệnh này là:

  • Thuốc kháng sinh. Đa số trường hợp bị viêm này là do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Corticosteroid. Các thuốc này có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm ở dây thanh âm. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ cho bạn dùng corticosteroid trong trường hợp thật cần thiết, chẳng hạn như khi phải thuyết trình hoặc biểu diễn ca nhạc hoặc trường hợp trẻ nhỏ bị viêm họng thanh quản có thể liên quan đến bệnh viêm thanh khí quản.

Một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà

Bạn có thể thử thực hiện các cách sau để giảm bớt triệu chứng khi bị viêm dây thanh quản:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Để cổ họng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Uống nhiều nước, tránh để cổ họng khô (tránh thức uống chứa cồn và caffeine)
  • Làm ẩm cổ họng bằng kẹo ngậm, súc miệng bằng nước muối hay nhai kẹo cao su
  • Tránh sử dụng thuốc thông mũi vì có thể khiến cổ họng bị khô

Có thể bạn quan tâm: 12 cách chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả

Phòng ngừa

Các cách giúp phòng ngừa viêm thanh quản

Để tránh làm cho cổ họng bị khô hoặc kích ứng, bạn nên:

  • Tránh hút thuốc, kể cả chủ động hay bị động
  • Hạn chế uống thức uống có cồn và caffeine
  • Uống nhiều nước
  • Tránh ăn các thức ăn cay, nóng
  • Tránh hắng giọng vì có thể gây rung động bất thường ở dây thanh âm khiến tình trạng sưng nặng hơn
  • Tránh để nhiễm trùng đường hô hấp trên, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cúm.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Bài mới nhất

Hoạt huyết an thần

Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.