0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! - Giá không bao gồm phí Ship - Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K.

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Xét nghiệm định lượng HDL-C là gì? Khi nào thực hiện và quy trình

Tham khảo

Sản phẩm ngẫu nhiên

Giảm giá!

Thanh Đường Gamosa Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 170.000 ₫.Giá hiện tại là: 135.000 ₫.
Giảm giá!

Giải độc gan Megatec Plus F300 Học viện Quân Y 30 viên

Giá gốc là: 104.000 ₫.Giá hiện tại là: 80.000 ₫.
Giảm giá!

Nano Fucomin Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 300.000 ₫.Giá hiện tại là: 215.000 ₫.
Giảm giá!

Nano Curcumin Hp - Học Viện Quân Y Tạm Biệt Bệnh Viêm Loét Dạ Dày

Giá gốc là: 270.000 ₫.Giá hiện tại là: 230.000 ₫.

Để duy trì sức khỏe tốt, cơ thể cần có sự cân bằng giữa nồng độ của HDL-cholesterol (cholesterol tốt) và LDL-cholesterol (cholesterol xấu). Theo đó, xét nghiệm định lượng HDL-C sẽ giúp bác sĩ xác định nồng độ HDL-cholesterol trong máu của bạn để chẩn đoán tình trạng xơ vữa động mạch và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong tương lai.

Vậy, xét nghiệm định lượng HDL-C là gì? Quá trình thực hiện ra sao? Kết quả xét nghiệm này cho bạn biết điều gì về sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm định lượng HDL-C là gì?

Xét nghiệm định lượng HDL-C hay xét nghiệm định lượng HDL-cholesterol là xét nghiệm dùng để đo nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-cholesterol) trong máu của bạn. HDL-cholesterol được “mệnh danh” là cholesterol tốt, có vai trò giúp loại bỏ các cholesterol xấu (LDL-cholesterol) dư thừa ra khỏi cơ thể. Mức HDL-cholesterol trong máu cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Xét nghiệm định lượng HDL-C thường được thực hiện như một phần của quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người. Thông thường, xét nghiệm này không được thực hiện riêng lẻ mà kết hợp với các xét nghiệm chỉ số lipid khác như xét nghiệm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol…

Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng rối loạn lipid máu và lượng định nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của bạn trong tương lai; đồng thời, đưa ra cho bạn lời khuyên về việc điều chỉnh lối sống hoặc hướng dẫn điều trị y tế nếu cần. 

Không chỉ vậy, xét nghiệm định lượng HDL-C cũng được thực hiện để theo dõi kết quả điều trị rối loạn lipid máu. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần xét nghiệm lại sau mỗi 3-6 tháng.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm?

Thông thường, xét nghiệm định lượng HDL-C được khuyến cáo thực hiện định kỳ ở tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên. Đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ rối loạn lipid máu cao thì cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn, chẳng hạn như:

  • Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi
  • Người bị đái tháo đường
  • Bệnh nhân tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh lý tim mạch khác
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người có tiền sử gia đình mắc các hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh tim mạch khi còn trẻ
  • Người có thói quen xấu như hút thuốc lá, lười vận động
  • Người có chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ.

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi làm xét nghiệm định lượng HDL-C

Không nên tiến hành xét nghiệm này khi bạn đang cảm giác không khỏe. Mức cholesterol của bạn thường thấp tạm thời khi cơ thể đang mắc các bệnh cấp tính, ngay sau khi bị nhồi máu cơ tim hoặc bị căng thẳng (do phẫu thuật hoặc tai nạn). Lúc này, bạn nên đợi khoảng 6 tuần sau khi bị bệnh để xét nghiệm. 

Ở phụ nữ, lượng HDL-cholesterol có thể thay đổi khi mang thai. Vì vậy, bạn cũng nên đợi khoảng 6 tuần sau khi sinh để giúp xét nghiệm định lượng HDL-C cho kết quả chính xác hơn.

Các biến chứng và tác dụng phụ từ xét nghiệm

quy trình làm xét nghiệm định lượng HDL-C

Xét nghiệm định lượng HDL-C là một xét nghiệm máu và nhân viên y tế làm xét nghiệm sẽ phải dùng kim đâm qua da để lấy mẫu máu. Quá trình này ít khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Đau nhức, bầm tím tại vị trí bị kim đâm
  • Nhiễm trùng
  • Cảm giác lâng lâng, choáng váng nhẹ.

Quy trình

Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm

Việc chuẩn bị trước làm xét nghiệm định lượng HDL-C tương đối đơn giản, giống với các xét nghiệm máu khác. Tuy nhiên, bạn cần nhớ nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, lý tưởng là 12 tiếng, trước khi tiến hành lấy máu để kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Quá trình xét nghiệm diễn ra như thế nào?

Quá trình xét nghiệm định lượng HDL-C diễn ra theo các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng trên ghế, để tay trên bàn ở tư thế phù hợp.
  • Bước 2: Nhân viên y tế sẽ xác định vị trí lấy máu, tiến hành buộc garo phía trên vị trí lấy máu từ 3-5cm.
  • Bước 3: Nhân viên y tế sát khuẩn vị trí lấy máu, sau đó, dùng kim đâm vào tĩnh mạch, kéo chậm pít-tông để máu chảy vào xi-lanh cho đến khi lấy đủ lượng máu cần thiết.
  • Bước 4: Tháo dây garo, đặt một miếng bông khác lên vị trí đâm kim rồi từ từ rút kim ra.
  • Bước 5: Bơm mẫu máu vào ống nghiệm, đồng thời dán băng cá nhân lên vị trí lấy máu.

Điều gì xảy ra sau khi làm xét nghiệm định lượng HDL-C?

Sau khi lấy máu xong, bạn cần chờ khoảng 2-3 tiếng để các chuyên gia y tế phân tích mẫu máu và đưa ra kết quả. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm này, kết hợp cùng các chỉ số lipid máu khác để đưa ra những nhận xét phù hợp.

Mức cholesterol được đo bằng miligam (mg) cholesterol trên mỗi deciliter (dL) máu hoặc milimol (mmol) trên lít (L). Giá trị các chỉ số lipid máu bình thường sẽ như sau:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 5,2 mmol/L (200 mg/dL)
  • LDL-cholesterol: Dưới 2,6 mmol/L (100 mg/dL)
  • HDL-cholesterol: Trên 1,5 mmol/L (60 mg/dL)
  • Triglycerid: Dưới 1,7 mmol/L (150 mg/dL)

Kết quả xét nghiệm lipid máu sẽ được xem xét cùng với tuổi tác, thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống và các bệnh lý đồng mắc để đưa ra kết luận. Nếu có bất kỳ chỉ số nào vượt khỏi mức bình thường, bác sĩ sẽ có cơ sở nghi ngờ bạn đã bị rối loạn lipid máu.

Kết quả xét nghiệm định lượng HDL-C lý tưởng phải đạt mức 60 mg/dL trở lên. Nếu chỉ số định lượng HDL-C cao một cách tự nhiên thì nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của bạn sẽ giảm. Ngược lại, nếu chỉ số định lượng HDL-C thấp hơn mức này, kết hợp với định lượng LDL-C cao thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, bao gồm cả đột quỵ nhồi máu não, sẽ cao hơn.

Cụ thể nguy cơ sẽ tăng cao đối với:

  • Nam giới có chỉ số HDL-cholesterol dưới 1 mmol/L (40 mg/dL)
  • Phụ nữ có chỉ số HDL-cholesterol dưới 1,3 mmol/L (50 mg/dL).

Điều kỳ lạ là những người có mức HDL-C cực cao một cách tự nhiên trên 100 mg/dL (2,5 mmol/L) – dường như lại có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Tình trạng này có giả thiết là bởi các yếu tố di truyền.

kết quả định lượng HDL-C

Bạn nên làm gì để cải thiện định lượng HDL-C?

Nếu định lượng HDL-C thấp và bạn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ thì bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thay đổi lối sống để cải thiện chỉ số này, bao gồm: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối; thay vào đó, ăn nhiều chất béo không bão hòa và chất xơ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tốt nhất là giảm cân để tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia quá nhiều.

Trong nhiều trường hợp, nếu tình trạng trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc để điều chỉnh và ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong tương lai.

Bạn có thể quan tâm:

Thông qua việc xét nghiệm định lượng HDL-C trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng xơ vữa động mạch cũng như dự đoán được nguy cơ phát triển bệnh lý tim mạch của bệnh nhân. Vì vậy, người trưởng thành trên 20 tuổi, đặc biệt là các đối tượng có nhiều nguy cơ, được khuyến khích nên thực hiện xét nghiệm này định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có hướng thay đổi lối sống tích cực cũng như điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo

Bài mới nhất

Hoạt huyết an thần

Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.