back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

5 điều bạn cần biết •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, trong đó tiêu chảy nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra là tình trạng thường gặp nhất ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tiêu chảy nhiễm khuẩn là bệnh tiêu hóa khá quen thuộc. Chính vì vậy, nhiều người có tâm lý chủ quan lơ là mà không biết rằng đây là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho trẻ nhỏ và làm suy giảm năng suất lao động ở người lớn. 

Vậy tiêu chảy nhiễm khuẩn là gì? Khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn phải làm sao? Đâu là cách phòng ngừa tốt nhất? Bài viết của sẽ phần nào giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên! 

1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn là gì? 

Tiêu chảy nhiễm khuẩn hay tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân nhớt hơn 3 ngày/lần liên tục trong vài ngày do các tác nhân vi sinh gây ra như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. 

Loại tiêu chảy này thường lây qua đường phân – miệng. Cụ thể, bạn có thể bị tiêu chảy nhiễm trùng nếu vô tình tiếp xúc với các bề mặt chứa mầm bệnh và sau đó chạm tay vào mắt, mũi, miệng khiến mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc do ăn/uống phải các thực phẩm bị ô nhiễm. 

Khác với tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu chảy không nhiễm trùng thường không lây lan và nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh về tiêu hóa, miễn dịch hoặc nội tiết như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (IBD), bệnh celiac, cường giáp và không dung nạp lactose. 

2. Triệu chứng của tiêu chảy nhiễm khuẩn 

Các triệu chứng thường gặp của tiêu chảy nhiễm khuẩn là: 

  • Đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng hoặc đau khắp vùng bụng 
  • Đi ngoài phân lỏng dữ dội, có cảm giác mót liên tục, đi xong lại muốn đi tiếp. Phân có lẫn dịch nhầy, có thể có máu, có mùi hôi tanh, khó chịu 
  • Buồn nôn và nôn 
  • Chán ăn, miệng đắng 
  • Sốt 
  • Có các dấu hiệu mất nước nếu nôn và đi ngoài phân lỏng quá thường xuyên như cổ họng khô rát, khát nước, môi khô, mắt trũng xuống… 
  • Sụt cân

Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn. Nếu xảy ra trên 2 tuần được coi là tiêu chảy mãn tính.

3. Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn thường gặp 

Virus là “thủ phạm” thường gặp nhất của các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn, trong đó, phổ biến nhất là virus noro, virus rota (thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), virus adeno và virus astro (thường gặp ở người già, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch).   

Dù ít phổ biến hơn so với virus nhưng tiêu chảy do vi khuẩn cũng rất thường gặp và cũng có thể là mối nguy tiềm tàng cho sức khỏe. Tiêu chảy do vi khuẩn thường dẫn đến đau bụng do sự phát triển của các vết loét và viêm trong ruột. Cụ thể:  

  • Salmonella enteritidis có thể gây tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. 
  • Escherichia coli (đặc biệt là E. coli 0157): Có thể lây lan qua thực phẩm, sữa bẩn và có thể dẫn đến viêm đại tràng xuất huyết. 
  • Shigella, có thể gây tiêu chảy ra máu, thường gặp ở trẻ mẫu giáo. 
  • Campylobacte, có thể gây tiêu chảy ra máu do viêm đường ruột cấp tính 
  • Vibrio, thường do ăn hải sản sống hoặc sushi. 
  • Staphylococcus aureus, có thể gây tiêu chảy bùng phát do độc tố của vi khuẩn tiết ra
  • Clostridium difficile, thường liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trước đó 
  • Yersinia, ngoài tiêu chảy thì còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác. Bạn có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này thông qua các sản phẩm sữa. 

Ngoài virus và vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy, trong đó 3 loại ký sinh trùng phổ biến nhất là:  

  • Giardia lamblia: Lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc giữa người với người. Tình trạng tiêu chảy có thể bùng phát sau 2 ngày kể từ khi lây nhiễm. 
  • Entamoeba histolytica: Lây truyền qua đường phân-miệng và có thể gây tiêu chảy ra máu khi những ký sinh trùng này xâm nhập vào thành ruột. 
  • Cryptosporidium: Có thể gây ra cả bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng là phân lỏng như nước khi đi ngoài. 

4. Điều trị tiêu chảy nhiễm trùng như thế nào? 

Nếu các triệu chứng tiêu chảy chỉ mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách: 

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường hoặc dùng dung dịch bù nước theo liều phòng ngừa để tránh mất nước  
  • Dùng các loại thuốc trị tiêu chảy không kê đơn. Tuy nhiên, không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị tiêu chảy khi chưa xác định được nguyên nhân. Với trẻ em thì phải đi khám, không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy.
  • Duy trì chế độ ăn phù hợp với các món ăn nhẹ, dễ nuốt, món cháo tốt cho người tiêu chảy hoặc chế độ BRAT cho người bị tiêu chảy. Tránh ăn các món khó tiêu hóa, dễ kích ứng như món cay nóng, nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa… 

Nếu tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 ngày, các triệu chứng có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng hoặc đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, đi ngoài hơn 6 lần/ngày, có dấu hiệu mất nước thì cần đi khám ngay.  

Đối với tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn, khi đi khám, tùy thuộc triệu chứng mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm như xét nghiệm phân để xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh. 

Việc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu là do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc diệt  ký sinh trùng.  

Song song với việc điều trị nguyên nhân thì tùy thuộc vào mức độ mất nước mà bác sĩ sẽ có cách bù nước phù hợp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể được cho dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy như Loperamid và các chế phẩm men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột, góp phần ổn định đường tiêu hóa. 

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn đều được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu nhập viện nếu mất nước nghiêm trọng, nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết hoặc gặp phải các biến chứng khác. 

5. Phòng ngừa như thế nào là hiệu quả? 

Tiêu chảy nhiễm khuẩn chủ yếu là do ăn hoặc uống thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh hoặc do giữ vệ sinh không tốt khiến mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng này, bạn cần: 

  • Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Rửa tay không chỉ giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy mà còn giúp tránh nhiều bệnh nguy hiểm khác. 
  • Đối với thực phẩm, cần lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình chế biến cần nấu chín kỹ như thịt, gia cầm, hải sản; với trái cây, rau củ thì cần rửa sạch và chế biến kỹ; với nước thì cần uống nước đã đun sôi.  
  • Giữ vệ sinh nhà bếp và các dụng cụ chế biến thực phẩm. Thớt và các dụng cụ nhà bếp cần được rửa sạch ngay sau khi tiếp xúc với thịt, gia cầm hoặc hải sản sống. 
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tiêu hóa vào chế độ ăn như sữa chua, trà kombucha, yến mạch; các loại trái cây giàu chất xơ như táo, đu đủ, chuối… để giảm nguy cơ tiêu chảy và các bệnh về tiêu hóa khác. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn. Dù là bệnh tiêu hóa rất thường gặp nhưng tiêu chảy nhiễm khuẩn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất nước, nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng… Do đó, bạn cần hết sức lưu ý trong việc điều trị và phòng ngừa. 

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328