Khám sức khỏe trước khi kết hôn không những giúp bạn phòng ngừa nhiều chứng bệnh mà còn cảm thấy an tâm hơn khi bắt đầu xây dựng mái ấm nhỏ của mình.
Hôn nhân là một mốc thời điểm quan trọng trong cuộc sống. Việc không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của người sẽ sống cùng bạn suốt quãng đời sẽ khiến không có bất cứ sự chuẩn bị tâm lý nào. Vậy tại sao cần khám trước khi kết hôn? Trước khi cưới cần khám những gì?
Tại sao cần khám sức khỏe trước khi kết hôn?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp cả hai có tâm thế chủ động bước vào cuộc sống gia đình. Tình dục an toàn là một trong những yếu tố quan trọng để bạn xây dựng gia đình hạnh phúc và sẵn sàng có con.
Nếu cả hai chưa có kinh nghiệm về chuyện quan hệ tình dục, việc khám sức khỏe trước khi kết hôn là cơ hội để được bác sĩ tư vấn kiến thức về tâm sinh lý cho đời sống vợ chồng sắp tới. Nhờ đó, cả hai sẽ giảm thiểu rủi ro khi quan hệ tình dục cũng như những bệnh lý liên quan đến tình dục, sinh sản.
Nếu bạn muốn có con ngay sau khi cưới, khám tiền hôn nhân giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón đứa con đầu lòng khỏe mạnh.
Vì thế, để đảm bảo bạn và đối phương không mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào hoặc kịp thời điều trị nếu cần, cả hai nên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau vì bạn cần thẳng thắn cho đối tượng kết hôn biết tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào. Vậy trước khi kết hôn cần khám những gì?
5 điều nhất định phải làm khi khám sức khỏe trước khi kết hôn
Trước khi cưới cần khám những gì? Dưới đây là 5 hạng mục bạn nhất định phải làm khi đi khám sức khỏe trước khi kết hôn.
1. Xét nghiệm nhóm máu khi khám trước khi cưới
Trước khi cưới cần khám những gì? Xét nghiệm nhóm máu là một trong 5 điều quan trọng bạn phải làm khi khám sức khỏe trước khi kết hôn. Đây là một dạng xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng. Việc biết rõ bản thân bạn và đối tượng kết hôn mang nhóm máu nào sẽ giúp bạn có những công tác chuẩn bị nhanh chóng khi cần thiết. Ngoài ra, bạn nên làm xét nghiệm này để kiểm tra mức độ tương thích của hai nhóm máu.
Trên thực tế, sự không tương thích nhóm máu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe con của hai bạn. Nhằm mục đích ngăn ngừa các biến chứng do sự không tương thích này gây ra, việc xét nghiệm máu trước khi cưới là một điều cần thiết và nên làm.
Như bạn đã biết, có rất nhiều nhóm máu khác nhau được phân chia thành những nhóm như A,B,O cùng yếu tố RH dương tính hoặc âm tính (RH+ hoặc RH-). Sự không tương hợp RH sẽ xảy ra khi nhóm máu người mẹ xung đột với thai nhi. Điều này có nghĩa là trong suốt thời kỳ mang thai, các tế bào hồng cầu ở cơ thể người mẹ sẽ xâm nhập vào nhau thai hoặc thai nhi và sản sinh ra các kháng thể tấn công lại thai nhi.
Tình trạng này có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sau sinh và đây cũng chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây nên tình trạng thai chết trong cổ tử cung, sảy thai hoặc thậm chí là tổn thương trí não ở thai nhi trong suốt hoặc thời điểm cận sinh. Vì thế, để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, việc hiểu rõ nhóm máu của bạn và chồng/vợ tương lại là một điều vô cùng cần thiết. Nhờ đó, bác sĩ của bạn có thể đưa ra các phương án ngăn ngừa sự không tương hợp RH trong suốt thời kỳ mang thai.
2. Khám sức khỏe trước khi kết hôn: Xét nghiệm HIV và STD
Khi kiểm ra sức khỏe trước khi kết hôn, bạn cần xét nghiệm HIV và STD. Đây là nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Thực tế có rất nhiều người không biết mình mắc bệnh. Vì thế, cả hai nên tiến hành xét nghiệm HIV và STD trước khi kết hôn. Những căn bệnh như viêm gan B và C, HIV sẽ càng tiếp tục phát triển khi thời gian mắc bệnh càng dài. Người bệnh cần biết cách làm thế nào để kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu họ không nhận thức hoặc không hay biết rằng bản thân đã mắc bệnh, họ có thể vô tình truyền bệnh sang cho vợ/chồng sau khi kết hôn hay thậm chí là lây truyền sang cho con sau này.
Vì những lý do trên, việc xét nghiệm các loại bệnh lây nhiễm như HIV và STD khi khám sức khỏe tiền hôn nhân rất quan trọng.
Ngoài HIV, các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác mà cả hai bạn cũng cần làm xét nghiệm bao gồm bệnh lậu, giang mai, mụn cóc, viêm âm đạo do vi khuẩn,… những căn bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện từ sớm. Sự điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ gây sảy thai và vô sinh trong khi bạn mang thai.
Để ngăn ngừa sự đổ vỡ trong hôn nhân hoặc các biến cố bất ngờ do yếu tố sức khỏe của cả hai, bạn nên khuyến khích đối tượng kết hôn cùng bạn đến làm xét nghiệm HIV và STD. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng tham khảo ý kiến của bác sĩ về những điều bạn thắc mắc khi khi khám sức khỏe trước khi kết hôn.
3. Trước khi kết hôn cần khám những gì? Kiểm tra khả năng sinh sản
Việc khuyến khích “nửa kia” của bạn cùng đi làm xét nghiệm này khi khám sức khỏe trước khi kết hôn không có nghĩa là bạn không yêu thương và tôn trọng người ấy. Xét nghiệm khả năng sinh sản rất cần thiết cho tương lai của hai bạn sau này, đặc biệt là ở những cặp vợ chồng yêu thích trẻ con và có dự định sinh sớm.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, bạn và đối phương cũng sẽ có đủ thời gian để kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời. Bởi vì nếu sau khi kết hôn, cả hai mới phát hiện ra rằng một trong hai người không có khả năng sinh sản thì điều này có thể dẫn đến một số vấn đề khác như sự cãi vã, căng thẳng, áp lực về mặt cảm xúc đến từ xã hội, gia đình chính là những tác nhân có liên quan đến tình trạng vô sinh. Loại xét nghiệm này bao gồm:
- Đối với nam giới: xét nghiệm mẫu tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó chẩn đoán khả năng sinh sản.
- Đối với nữ giới: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khám phụ khoa trước khi cưới hoặc thực hiện xét nghiệm sự rụng trứng để kiểm tra khả năng làm mẹ.
Ngoài ra, để kiểm tra những bất thường di truyền do gen hoặc tự phát triển ở trong cơ quan sinh dục, bác sĩ sẽ khuyến khích phụ nữ tiến hành siêu âm vùng chậu. Bên cạnh đó, một loạt các xét nghiệm nội tiết tố như prolactin, FSH, LH , testosterone, estrogen và progesterone cũng cần được thực hiện để đảm bảo sự chẩn đoán là chính xác.
4. Xét nghiệm rối loạn máu di truyền khi khám sức khỏe trước khi kết hôn
Trước khi kết hôn nên khám gì? Xét nghiệm rối loạn máu di truyền là là 1 trong 5 xét nghiệm quan trọng và cần phải được thực hiện trước khi bạn chuẩn bị kết hôn. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm, hay còn gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, là một rối loạn máu di truyền. Do đó, bạn cần làm xét nghiệm để chắc chắn rằng bản thân và đối tượng kết hôn không chứa tế bào gây bệnh.
Thực tế, bệnh thiếu máu do hồng huyết cầu lưỡi liềm là một tình trạng sức khỏe cấp và mãn tính, gây tăng cao nguy cơ tử vong ở người, thường do sự thiếu hụt tế bào hồng cầu trong máu gây ra.
Người mắc bệnh này thường có các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm, gây ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu xuyên khắp các mạch. Từ đó, các tế bào này sẽ gây cản trở cho quá trình cung cấp oxy đến những cơ quan thiết yếu trong cơ thể. Nếu bạn vô tình di truyền tế bào này sang cơ thể thai nhi trong khi mang thai, điều này sẽ khiến trẻ mắc phải dạng bệnh tương tự.
Để ngăn ngừa các biến chứng di truyền qua thai nhi, xét nghiệm bệnh hồng cầu lưỡi liềm là dạng xét nghiệm mang tính cần thiết và bắt buộc. Ngoài ra, nếu không may kết quả kiểm tra của bạn là dương tính, bác sĩ cũng sẽ đưa cho bạn những lời khuyên hữu ích cũng như một số điều bạn cần lưu ý trước khi kết hôn.
5. Xét nghiệm gen di truyền khi khám tiền hôn nhân
Trước khi cưới cần khám những gì? Việc làm xét nghiệm kiểm tra các dạng bệnh di truyền từ gen bố mẹ hoặc có khả năng di truyền cho thai nhi sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn cùng người ấy đang trong tình trạng khỏe mạnh.
Nếu kết quả là dương tính, bạn cũng có thể chuẩn bị tâm lý hoặc có các phương án phòng ngừa với những vấn đề phát sinh về sau. Những dạng bệnh di truyền bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra là đái tháo đường, ung thư, huyết áp cao, các vấn đề về cholesterol, gan, thận, tình trạng ruột hay thậm chí là kiểm tra về bệnh thalassemia, là dạng xét nghiệm nhóm các bệnh thiếu máu di truyền.
Để phòng tránh các biến chứng có thể gặp phải ở thai nhi và ngăn ngừa các căn bệnh di truyền tiềm ẩn phát triển, bạn rất cần thực hiện dạng xét nghiệm này. Việc biết rõ bản thân đang mắc dạng bệnh di truyền nào sẽ giúp bạn có những phương án phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Thời gian nào đi khám sức khỏe trước khi kết hôn là phù hợp?
Thông thường, các cặp đôi chỉ đi khám sức khỏe trước khi kết hôn khi chuẩn bị làm đám cưới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện sớm hơn từ khoản 3-6 tháng để sàng lọc các vấn đề về sức khỏe. Khoảng thời gian này cũng giúp bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi khám sức khỏe kỹ lưỡng và chu đáo hơn.
Việc khám sức khỏe trước khi kết hôn là rất quan trọng. Trước khi quyết định kết hôn, bạn hãy khuyến khích đối phương cùng đi kiểm tra sức khỏe với mục đích ngăn ngừa các biến chứng có thể phát sinh. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, cả hai vẫn cần thăm khám định kỳ, đều đặn để đảm bảo sức khỏe cả gia đình nhỏ nhé.
[embed-health-tool-ovulation]