back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

5 nguyên nhân viêm loét dạ dày thường gặp và cách phòng ngừa

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm loét được gây ra khi có sự mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa sản xuất bởi dạ dày và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là đau hoặc khó chịu dạ dày, khó tiêu, nhanh no, đầy hơi, ợ hơi,… Theo thống kê, tỉ lệ người bị viêm loét dạ dày khoảng 5-10% dân số thế giới, tỉ lệ mắc mới tăng 0,1-0,3% hằng năm. Biết được các nguyên nhân viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.

Cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hay nguyên nhân đau dạ dày qua bài viết sau.

5 nguyên nhân viêm loét dạ dày thường gặp

1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là hàng đầu

Tại sao bị viêm dạ dày? H. pylori là trực khuẩn gram âm được tìm thấy trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori không gây ra vấn đề gì nhưng nó có thể phát triển mất kiểm soát, gây viêm mạn tính lớp bên trong dạ dày, cuối cùng là tạo ra vết loét. Đây là nguyên nhân viêm loét dạ dày phổ biến nhất với khoảng 40-70% các ca loét dạ dày và ít nhất 60-90% các ca loét tá tràng có liên quan đến vi khuẩn Hp.

Chưa có bằng chứng chắc chắn về con đường lây nhiễm Hp. Theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với chất nôn, phân hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Thực phẩm hoặc nước bị nhiễm chất nôn mửa, phân hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh cũng có thể lây lan vi khuẩn từ người này sang người khác.

Nhiễm trùng do một số loại virus, nấm hoặc vi khuẩn khác ngoài Hp cũng có thể là nguyên nhân đau dạ dày nhưng hiếm gặp hơn.

2. Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – ví dụ như aspirin, ibuprofen và naproxen, là nguyên nhân viêm loét dạ dày phổ biến thứ hai sau nhiễm H. pylori. Có tới 50% các trường hợp loét dạ dày là do lạm dụng NSAID. NSAID góp phần gây loét theo nhiều cách. Chúng gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi tiếp xúc và ức chế một số các hóa chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bình thường, cơ thể tiết ra prostaglandin để bảo vệ niêm mạc dạ dày. NSAID ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin bằng cách ức chế enzyme COX-1, dẫn đến giảm sản xuất chất nhầy, bicarbonat dạ dày và giảm lưu lượng máu đến niêm mạc. Do đó, làm cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, kích ứng và loét hơn.

Bạn có nguy cơ cao bị loét dạ dày do NSAID nếu dùng:

  • NSAID trong thời gian dài
  • Các loại NSAID có nhiều khả năng gây loét
  • Liều cao NSAID hoặc nhiều hơn một loại NSAID cùng lúc
  • NSAID cùng với các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ loét
  • NSAID và vừa bị nhiễm H. pylori.

Bạn có thể quan tâm:

3. Các thuốc khác cũng có thể liên quan đến nguyên nhân viêm loét dạ dày

Ngoài NSAID, một số thuốc khác cũng có thể làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày có thể kể đến như: 

Nguy cơ tăng lên khi dùng các thuốc này chung với NSAIDs.

Một số phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế ảnh hưởng đến dạ dày cũng có thể là nguyên nhân đau dạ dày, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

4. Nguyên nhân viêm loét dạ dày do các bệnh lý khác

Bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu có các bệnh lý sau đây:

  • Các bệnh có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh Crohn.
  • Chấn thương, tắc nghẽn mạch máu hoặc thiếu máu cung cấp cho dạ dày hoặc tá tràng.
  • Tình trạng sức khỏe đe dọa tính mạng cần được chăm sóc tích cực.
  • Stress sinh lý nghiêm trọng như bệnh nặng đe dọa tính mạng, bỏng, chấn thương nặng cần được chăm sóc tích cực. Stress sinh lý làm thay đổi sự cân bằng pH của cơ thể, làm tăng acid dạ dày. Loét do stress phát triển rất nhanh đáp ứng với căng thẳng, không giống như loét dạ dày thông thường phát triển dần dần.
  • Bệnh mạn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison, một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi một hoặc nhiều khối u khiến dạ dày tạo ra quá nhiều acid.

5. Nguyên nhân do lối sống

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn có thể tăng nguy cơ bị loét dạ dày nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H. pylori.
  • Uống rượu. Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng lượng axit dạ dày được sản xuất.
  • Stress không được điều trị.

Những yếu tố này riêng lẻ không gây loét nhưng có thể khiến vết loét nặng hơn và khó lành hơn.

Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày

Trong một số ít trường hợp, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Các bác sĩ có thể gọi các vết loét không rõ nguyên nhân là loét dạ dày tá tràng vô căn.

Bạn có thể giảm nguy cơ viêm loét dạ dày bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng: Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng. Giảm lây nhiễm Hp hoặc tái nhiễm bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cũng như ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn, dụng cụ ăn uống được vệ sinh sạch sẽ, tránh dùng chung muỗng đũa.
  • Thận trọng với thuốc giảm đau:
  • Nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau – một trong các nguyên nhân viêm loét dạ dày, bạn có thể áp dụng một số cách để giảm ảnh hưởng của thuốc đến dạ dày. Ví dụ, dùng thuốc trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.
  • Trao đổi với bác sĩ để tìm ra liều thấp nhất có hiệu quả, tránh uống rượu khi dùng thuốc vì cả hai có thể kết hợp làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Nếu cần phải sử dụng NSAIDs, trao đổi thêm với bác sĩ về việc dùng thêm các loại thuốc bảo vệ dạ dày như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 hoặc chất bảo vệ tế bào niêm mạc. Cân nhắc đổi sang nhóm NSAID ức chế chọn lọc COX-2 có thể ít gây loét dạ dày hơn.
  • Thận trọng với các thuốc làm gia tăng nguy cơ gây viêm dạ dày: Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu; hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia; hạn chế ăn các đồ chiên xào, đồ mặn; không sử dụng gia vị cay quá mức; không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua. Tăng cường các loại rau có màu xanh đậm như bắp cải, cải xanh, măng tây,… do đây là nguồn cung cấp vitamin A,C,K, sắt… dồi dào.
  • Khi nào cần đi khám?

    Thuật ngữ viêm loét dạ dày dùng để chỉ tình trạng viêm và loét dạ dày thường đi đôi với nhau. Viêm dạ dày có thể là dấu hiệu báo trước của loét dạ dày, gây ra bởi các nguyên nhân tương tự và cũng có các dấu hiệu trùng lặp.

    Cả viêm dạ dày và loét dạ dày đều có thể gây đau dạ dày (vùng bụng trên giữa rốn và xương ức) đi kèm với các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,… Thông thường, cơn đau do vết loét sẽ gây cảm giác đau ở một vị trí cụ thể. Tuy nhiên, một số vết loét có thể không có triệu chứng và người bệnh không cảm nhận được cho đến khi diễn tiến thành biến chứng. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của viêm loét dạ dày, bạn nên đi khám ngay.

    Bạn có thể quan tâm:

    Nguyên nhân viêm loét dạ dày phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn Hp, theo sau là thuốc NSAIDs. Các trường hợp viêm loét do thuốc khác hay bệnh lý khác rất hiếm gặp. Thói quen hút thuốc, uống rượu cũng là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Stress tâm lý, ăn cay không trực tiếp gây viêm loét tuy nhiên có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.

    Tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328