back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

7 bệnh lý thường gặp và những lưu ý khi chăm sóc trẻ lúc giao mùa

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Giao mùa là thời điểm chuyển giao khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường khiến cho hệ miễn dịch nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và sinh sôi, tăng nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh trong cộng đồng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý hơn khi chăm sóc con em trong thời gian này. Sau đây là 7 bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ thời điểm giao mùa. Cùng Autoru tìm hiểu ngay!

1. Lý do trẻ sơ sinh thường bị ốm trong thời điểm giao mùa

Giao mùa là giai đoạn hệ miễn dịch khá nhạy cảm, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có xu hướng tăng cao. Theo thống kê của bộ y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận từ 600.000 – 100.000 ca cúm mùa và thường có xu hướng tăng cao khi bước vào thời điểm chuyển giao đông – xuân, hè – thu. 

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại dễ bị bệnh trong giai đoạn này? Lý do là vì nhiệt độ và độ ẩm môi trường thay đổi, thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn vi rút gây bệnh tăng trưởng và tấn công những cơ thể có hệ miễn dịch còn yếu như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường chính là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển

 

Thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường chính là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển

Do đó, cha mẹ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc và phòng bệnh khi thời tiết bắt đầu chuyển giao để đảm bảo sức khỏe cho bé. Vì sức đề kháng của trẻ vẫn còn non nớt nên khi bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cơ bản như chán ăn, bỏ ăn, cơ thể lừ đừ mệt mỏi…

2. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa

Hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ sơ sinh luôn là mục tiêu để các mầm bệnh tấn công, đặc biệt vào những ngày thời tiết chuyển giao, điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vì lý do này, Bộ y tế khuyến cáo phụ huynh cần tìm hiểu và trang bị kiến thức phòng ngừa những bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi thời tiết bắt đầu chuyển giao.

Sau đây là một số bệnh lý phổ biến khi giao mùa mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc phải:

2.1 Bệnh sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Bộ Y Tế, thời điểm từ đầu năm 2023 đến nay cả nước đã ghi nhận 75.795 ca sốt xuất huyết và 18 trường hợp tử vong. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã có 133 ca nhập viện do sốt xuất huyết trong 8 tháng đầu năm theo báo cáo từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi trung ương. Thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường chính là điều kiện thuận lợi để các nguồn cơn gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, phụ huynh cần chú ý hơn trong việc chăm sóc con trẻ.

Muỗi đốt chính là nguồn cơn chính gây nên sốt xuất huyết

Muỗi đốt chính là nguồn cơn chính gây nên sốt xuất huyết

2.2 Bệnh cảm cúm

Không chỉ riêng trẻ em, người lớn cũng là đối tượng để bệnh cảm cúm có thể tấn công vào thời điểm giao mùa. Cảm cúm có nhiều mức độ khác nhau, người bệnh thường chủ quan vì thường xem là chứng bệnh thời tiết, sẽ đến rồi đi, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bệnh cảm cúm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể chuyển biến nặng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Cảm cúm có nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan

Cảm cúm có nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan

2.3 Bệnh sốt phát ban

Bên cạnh cảm cúm thì sốt phát ban cũng là một chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ em khi thời tiết bắt đầu chuyển giao. Đây là chứng bệnh phổ thông, không quá nguy hiểm đổi với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là có thể khỏi sau vài ngày ngày ngơi. Mặc dù tỷ lệ khá thấp nhưng sốt phát ban vẫn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hoặc bùng phát thành dịch nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan và đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị sốt phát ban là sốt cao, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 - 39,5 độ C

Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị sốt phát ban là sốt cao, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 – 39,5 độ C

2.4 Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ em và có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa . Hiểu rõ tính nghiêm trọng của bệnh lý, tổ chức y tế thế giới WHO và Unicef đã phát động chương trình ngăn chặn bệnh nhiễm trùng hô hấp với các mục tiêu cụ thể như: Giảm tỷ lệ kháng sinh và tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ em

Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ em

2.5 Bệnh tay chân miệng

Tại thời điểm giao mùa, thời tiết có nhiều thay đổi kèm theo đó là tỷ lệ bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bùng phát mạnh mẽ. Trong tuần thứ 33/2023, Bộ Y Tế đã ghi nhận 5.727 ca bệnh tay chân miệng trên cả nước. Tính từ đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận 68.096 trường hợp tay chân miệng và 90% ca bệnh là trẻ em dưới 3 tuổi. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt là với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ sơ sinh và trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến xấu hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. 

  • Triệu chứng bệnh tay chân miệng: 

    • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các nốt phỏng nước màu đỏ xuất hiện trên vùng tay, chân và loét niêm mạc miệng. 

    • Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như co giật, khó thở, nôn trớ và có nguy cơ chuyển biến thành các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim.. trường hợp tệ hơn có thể dẫn đến tử vong.

  • Phòng ngừa bệnh tay chân miệng: Là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc bé khi thời tiết thay đổi với một số biện pháp phòng ngừa như:

    • Rửa tay thường xuyên cho bé, tập cho bé cách rửa tay trước khi ăn. 

    • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

    • Nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng.

Tỷ lệ bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bùng phát mạnh mẽ khi giao mùa

2.6 Bệnh viêm phổi

Theo thống kê, Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao nhất thế giới và viêm phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Hiện nay với sự phát triển của khoa học y tế cùng nhiều tiến bộ trong khâu chuẩn đoán, điều trị, nhưng bệnh viêm phổi vẫn đe dọa đến 2,9 triệu trẻ em mỗi năm. 

Ho, sốt cao, thở gấp, thở khó khăn có thể là triệu chứng khởi phát của bệnh viêm phổi

Ho, sốt cao, thở gấp, thở khó khăn có thể là triệu chứng khởi phát của bệnh viêm phổi

2.7 Bệnh sởi

Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng chủ yếu của bệnh sởi theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, riêng Việt Nam đã ghi nhận 59 trên 63 tỉnh ghi nhận có ca mắc bệnh sởi ở trẻ em. Bên cạnh đó có đến 98,7% bệnh nhi, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, chưa được tiêm đầy đủ vắc xin sởi hoặc không được lưu lịch sử tiêm chủng.

  • Triệu chứng bệnh sởi: 

    • Triệu chứng khởi phát của bệnh sởi có thể kể đến như là sốt cao kèm theo sổ mũi, phát ban, ho khan hoặc viêm kết mạc..

    • Bệnh có thể chuyển biến xấu và xuất hiện thêm một số biến chứng như viêm tai giữa, khô giác mạc mắt, viêm phổi hay thậm chí là dẫn đến viêm não..

  • Phòng ngừa bệnh sởi: Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi đủ mũi và đúng lịch theo khuyến cáo của bộ y tế là biện pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe con trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé khi thời tiết bắt đầu chuyển giao.

Tiêm ngừa vắc xin chính là các tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi

Tiêm ngừa vắc xin chính là các tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào thời điểm giao mùa mẹ nên biết

3.1 Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh theo chỉ định

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, do đó cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu khỏi bệnh tật chính là tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của bộ y tế.  Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các loại bệnh truyền nhiễm tấn công, đặc biệt là những thể trạng có sức đề kháng mỏng manh như trẻ em. Việc tiêm vắc xin đúng chỉ định, đủ mũi giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường, từ đó có thể ngăn chặn những nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

3.2 Giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé

Vi khuẩn, virus là nguồn cơn gây bệnh chủ yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa, cha mẹ cần chú trọng việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh không gian sống cho bé.  Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, vệ sinh răng miệng mỗi ngày cũng là phương pháp giúp hạn chế các loại vi khuẩn sinh sôi và lây bệnh cho bé. Không chỉ thân thể, cha mẹ cũng cần đảm bảo không gian sống cho bé được thông thoáng, giặt giũ chăn gối nệm đều đặn cho bé và cùng với đó là thường xuyên lau và vệ sinh những bề mặt mà bé hay chạm tay vào như bồn rửa mặt, tay nắm cửa, bàn ghế…

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần giữ ẩm cho da bé bằng các sản phẩm kem bôi da an chuyên dành cho da nhạy cảm cho bé vào thời tiết chuyển từ thu sang đông.

Phụ huynh nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn

Phụ huynh nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn

3.3 Cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày

Cơ thể trẻ khi bị bệnh vào thời điểm chuyển giao mùa rất dễ bị mất nước, mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho bé nhé. Đối với trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm, bên cạnh nước uống thông thường, mẹ có thể bổ sung dưỡng chất thêm cho bé thông qua các loại nước trái cây như cam, dưa hấu…

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể tăng cường lượng nước hàng ngày cho bé thông qua việc cho bú đủ bữa hoặc bổ sung sữa công thức.

3.4 Đảm bảo giấc ngủ của bé  

Việc ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng cũng sẽ giúp cơ thể của bé cảm thấy sảng khoái, thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh giấc ngủ dài ban đêm, mẹ cũng nên cho bé ngủ giấc ngắn ban ngày vào buổi trưa, kèm theo đó là các hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc như nghe nhạc, kể chuyện…

3.5 Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bé

Một trong những yếu tố giúp tăng cường sức đề kháng của bé hiệu quả nhất chính là chế độ dinh dưỡng. Nên xây dựng cho bé thực đơn giàu dinh dưỡng, bổ sung các loại dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng thông qua những bữa ăn sẽ là cách hiệu quả để bảo vệ bé trong thời điểm giao mùa. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, chú ý ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh cho bữa của bé được trọn vẹn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi bệnh khi giao mùa

Bổ sung dưỡng chất giúp bé tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật khi giao mùa

3.6 Chọn quần áo cho bé phù hợp với nhiệt độ 

Chênh lệch nhiệt độ, thời tiết nắng mưa thất thường là điểm đặc trưng khi giao mùa. Do đó, cha mẹ cần chú ý quần áo phù hợp với thời tiết và nhiệt độ cho bé, đặc biệt là khi trời trở lạnh, cơ thể của mỏng manh của trẻ rất cần được giữ ấm, tránh bị cảm lạnh.

Chăm sóc trẻ vào thời điểm giao mùa là vấn đề cần phải được chú trọng vì đây là thời điểm cơ thể bé dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Hy vọng sau bài viết Autoru đã chia sẻ trên đây, phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về các bệnh lý thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa và thông qua đó có thể chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn, khỏe mạnh hơn trong giai đoạn này nhé!       



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328