back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

7 cách chữa cảm lạnh cho người lớn nhanh chóng, hiệu quả • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm lạnh như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho, sốt,…có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Cùng chúng tôi tìm hiểu 7 cách chữa cảm lạnh cho người lớn tại nhà đơn giản, giúp giải cảm, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu!

1. Cách chữa cảm lạnh cho người lớn là nghỉ ngơi đầy đủ

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan. Người bị cảm nên làm gì? Khi mắc bệnh, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà, vừa để cơ thể hồi phục vừa tránh lây bệnh cho người khác.

Cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi để phục hồi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch loại bỏ virus và các yếu tố khác gây cảm lạnh để nhanh khỏi bệnh. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể thấy mình ngủ nhiều hơn khi bị ốm. Đây không phải dấu hiệu đáng lo mà là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng.

Nếu các triệu chứng của bạn ở mức độ nhẹ và sức khỏe tổng thể tốt, bạn có thể tiếp tục duy trì việc tập thể dục tại nhà để tránh lây lan virus gây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không nên tập luyện quá sức.

Bạn có thể quan tâm: Bị cảm lạnh có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

2. Uống nhiều nước

Khi bị cảm lạnh nên làm gì? Khi bị cảm, cơ thể thường bị mất nước, đặc biệt là khi bạn bị sốt và đổ mồ hôi. Cách chữa cảm lạnh cho người lớn hiệu quả là bổ sung chất lỏng càng nhiều càng tốt.

Vậy, bị cảm lạnh nên uống gì? Bạn nên bổ sung chất lỏng bằng việc uống nước lọc, nước trái cây, trà, nước canh,… Các loại chất lỏng ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, ngăn ngừa tình trạng mất nước và giảm nghẹt mũi. Bạn cũng có thể pha nước chanh mật ong để uống, vừa giúp cấp nước vừa giúp giảm đau họng.

Tránh ăn mặn, uống rượu, cà phê và nước ngọt vì chúng có thể khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.

3. Vệ sinh và thông mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh. Bạn nên xì mũi thường xuyên thay vì hít chất nhầy ngược vào trong. Cách xì mũi tốt nhất là nhấn một ngón tay lên một bên của lỗ mũi, trong khi đó xì nhẹ để làm sạch một bên lỗ mũi còn lại. Rửa tay sạch ngay sau khi xì mũi.

Rửa sạch mũi bằng nước muối thường xuyên là cách chữa cảm lạnh cho người lớn đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi. Khi dung dịch muối di chuyển qua đường mũi sẽ làm ẩm đường mũi bị khô, làm loãng chất nhầy đặc, giúp tống chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn và làm thông mũi. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại thuốc xịt, thuốc nhỏ giúp thông mũi. Một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp cũng có tác dụng giúp giảm viêm và làm thông mũi.

Xem thêm

Làm sao để hết nghẹt mũi? 15 cách trị nghẹt mũi tại nhà cực hiệu quả

4. Cách chữa cảm lạnh cho người lớn: Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm giảm triệu chứng sưng đau họng hoặc ngứa họng do cảm lạnh gây ra. Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà bằng cách cho 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối hòa tan trong một cốc nước ấm khoảng 200ml, khuấy đều rồi súc miệng.

Nước muối giúp hút nước ra khỏi mô trong cổ họng và làm dịu tình trạng viêm, đồng thời làm lỏng chất nhầy bám xung quanh. Sau khi súc miệng bằng nước muối, hãy nhổ ra chứ không nên nuốt.

Bạn cũng có thể dùng thêm các loại thuốc, siro, kẹo ngậm trị đau họng do cảm lạnh gây ra nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. 

5. Giữ độ ẩm trong không gian sống

Độ ẩm trong không khí thấp khiến cơ thể, đặc biệt là mũi bị khô. Niêm mạc mũi khô dễ bị nhiễm virus gây cảm lạnh hơn. Ngoài ra, nếu bạn đã bị bệnh, không khí khô có thể khiến tình trạng đau họng, nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.

Do vậy, cách chữa cảm lạnh cho người lớn là nên dùng máy tạo độ ẩm phù hợp trong phòng để giảm các triệu chứng vừa kể trên. Môi trường ẩm sẽ giúp chất nhầy trong mũi loãng ra và dễ thở hơn. Lưu ý thay nước hàng ngày và vệ sinh thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không, nấm mốc có thể tích tụ, dẫn đến việc máy tạo độ ẩm phun những bào tử nấm vào không khí, gây hại cho sức khỏe.

Tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt kích ứng do các mạch máu trong mũi nở ra. Hơi nước sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, giúp làm loãng chất nhầy và giảm nghẹt mũi.

6. Cách chữa cảm lạnh cho người lớn là dùng thuốc hợp lý

Xem thêm

Cảm lạnh uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Đối với người lớn, thuốc chống sung huyết mũi (thuốc thông mũi), thuốc giảm ho, thuốc kháng histamin và thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng do cảm lạnh gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng phụ và chống chỉ định nên bạn không nên lạm dụng mà chỉ nên sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ rằng, các loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng tạm thời nhưng sẽ không thể chữa khỏi bệnh.

Lưu ý: 

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ.
  • Ho là cách cơ thể tống chất nhầy ra khỏi phổi. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc giảm ho khi cơn ho quá mức.
  • Một số thuốc cảm có chứa nhiều thành phần, vì vậy, hãy đọc nhãn thuốc trước khi uống để đảm bảo rằng bạn không dùng quá liều bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không dùng kháng sinh khi bị cảm lạnh.

7. Bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn

Người bị cảm lạnh nên ăn gì? Ngoài các loại canh, cháo, súp, nước ấm giúp giữ nước và giảm nghẹt mũi, việc bổ sung vitamin C và kẽm vào chế độ ăn là một cách chữa cảm lạnh cho người lớn mà bạn nên áp dụng.

Vitamin C và kẽm được cho là có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với một số người, bổ sung vitamin C và viên ngậm kẽm có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học khác lại cho thấy chúng có tác dụng rất ít.

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin C và kẽm là thông qua thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm các loại trái cây tươi (như cam, quýt, táo, ổi, dâu tây,…), bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, cải kale,… Các loại thực phẩm giàu kẽm gồm thịt, hải sản, sữa, các loại hạt,…

Một số loại thực phẩm khác cũng có thể có lợi cho người bị cảm lạnh như: sữa chua, nấm, mật ong, tỏi, ớt, gừng,…

Xem thêm

Bị cảm lạnh nên ăn gì để khỏe hơn và nhanh khỏi bệnh?

Khi nào nên đi khám?

Thông thường, người lớn bị cảm lạnh chỉ cần áp dụng các cách trị cảm lạnh tại nhà nêu trên là sẽ khỏi. Tuy nhiên, hãy đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm
  • Sốt cao hơn 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày
  • Sốt quay trở lại sau một thời gian ngừng sốt
  • Hụt hơi
  • Khò khè
  • Đau họng dữ dội, nhức đầu hoặc đau xoang.

Hi vọng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Áp dụng các cách chữa cảm lạnh cho người lớn tại nhà trên có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi mắc bệnh.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328