back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

9 biện pháp hiệu quả

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người trẻ mắc các triệu chứng thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối. Việc tìm cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

Để điều trị căn bệnh này cần dựa trên sự kết hợp giữa các biện pháp y khoa và thay đổi lối sống. Thuốc có thể hỗ trợ người bệnh giảm đau nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu dùng lâu dài. Do đó, để kiểm soát các triệu chứng viêm xương khớp với ít tác dụng phụ hơn, người bị bệnh thoái hóa khớp gối có thể thực hiện 9 biện pháp hữu hiệu sau: 

1. Chữa thoái hóa khớp tại chỗ: Chườm lạnh sau đó chườm nóng

Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau do viêm khớp. Phương pháp dùng nhiệt này không gây ra tác dụng phụ, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng biện pháp chườm lạnh đối với khớp gối sưng đau. Sau khi giảm sưng, chườm nóng sẽ giúp giảm cảm giác cứng khớp. 

Trong quá trình thực hiện cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà này, cần cẩn thận để không bị bỏng do nhiệt. Cụ thể là:

  • Bạn nên dùng một lớp khăn mềm sạch lót giữa đầu gối bị sưng đau với túi chườm.
  • Một lần chườm không quá 20 phút.
  • Bạn có thể thực hiện thay phiên 2 biện pháp này nếu muốn.
  • Trong trường hợp không có túi chườm, hãy dùng một chiếc khăn sạch bọc nước đá để chườm lạnh hoặc ngâm nước ấm và vắt ráo để chườm nóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm trước khi ngủ để thư giãn cơ bắp và khớp, cho phép đầu gối có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau cả ngày vận động.

2. Tập thể dục – cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà cần sự kiên nhẫn

Tập thể dục có thể là một thử thách với người bị đau khớp gối nhưng thực ra nếu duy trì vận động phù hợp, các triệu chứng viêm khớp có thể thuyên giảm. Rèn luyện thể lực cũng giúp bạn tăng cường sức bền cơ bắp, ngăn ngừa các tổn thương khớp về sau. 

Các dạng bài tập tốt cho khớp gối cần đảm bảo cải thiện được tính linh hoạt của khớp cũng như không yêu cầu cao về sức bền như:

  • Đạp xe
  • Bơi lội
  • Thái cực quyền
  • Đi bộ
  • Yoga

Tổ chức Viêm khớp khuyến nghị người bị đau khớp nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Nếu chưa từng thực hiện các bài tập này, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước. Thông thường khi mới bắt đầu, bạn nên tập luyện trong thời gian ngắn để khớp gối có thể làm quen với các động tác trước. Sau đó khi khớp đã bớt đau, bạn có thể tập lâu hơn nhưng tuyệt đối không vận động quá sức.

Trong quá trình tập thể dục, nếu thấy đau khớp nhẹ, bạn hãy ngừng lại và nghỉ ngơi. Tùy mức độ đau mà thời gian nghỉ có thể lên đến 1-2 ngày nhưng sau đó hãy tiếp tục chế độ tập luyện, đừng bỏ hẳn.

3. Giảm cân – một phần quan trọng khi chữa trị thoái hóa khớp gối tại nhà

Thừa cân, béo phì có thể tạo ra sức căng và áp lực quá mức lên các khớp chịu trọng lượng cơ thể như khớp gối, cột sống, hông, mắt cá chân và bàn chân. Do đó, người bị đau khớp, thoái hóa khớp nên duy trì cân nặng phù hợp. 

Để giảm cân lành mạnh, bạn có thể ăn các khẩu phần ăn nhỏ hơn và vận động cơ thể để đốt cháy nhiều calo hơn, hạn chế các loại đồ hộp, thức ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường và chất béo xấu. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp gối. 

4. Chữa thoái hóa khớp hiệu quả bằng các hoạt chất bảo vệ khớp

Trước những hạn chế về hiệu quả lâu dài và mức độ an toàn của các thuốc làm dịu triệu chứng không đặc hiệu như thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhu cầu sử dụng thuốc có khả năng kiểm soát triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp và trì hoãn tiến triển thay đổi cấu trúc khớp ngày càng cao. 

Glucosamine sulfate là loại thuốc có bằng chứng rộng rãi nhất về khả năng chữa thoái hóa khớp như khớp gối, đặc biệt là trong các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện với công thức glucosamine sulfate tinh thể – dạng ổn định của glucosamine sulfate.

Glucosamine là một amino-monosaccharide có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan, cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì khả năng tổng hợp này càng giảm, do đó người trẻ tuổi cũng nên bổ sung glucosamine nhằm bảo vệ khớp, đặc biệt là khớp gối. 

Ngoài ra, glucosamine còn có thể được sử dụng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp khi các triệu chứng đau khớp đang ở mức độ nhẹ và trung bình. Vì thế dùng glucosamine cũng được xem là cách chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả. 

5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi điều trị thoái hóa khớp

Nhiều loại thực phẩm tốt cho xương khớp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng thoái hóa khớp. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống những dạng thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây (dứa, chanh, bưởi, đu đủ…), rau cải xanh (cải mầm, rau bó xôi, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải…). Bên cạnh đó, người bị khô khớp gối cũng có thể ăn các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như đậu bắp, mướp…
  • Axit béo omega-3 có nhiều trong cá (cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi…) hoặc dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu dùng dầu cá vì quá liều dầu cá sẽ gây bất lợi đến quá trình đông máu của cơ thể.
  • Chất béo tốt chẳng hạn như các loại hạt và quả bơ, các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu dừa.
  • Canxi, vitamin D trong sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa.
  • Protein trong các loại thịt nạc như thịt gà nạc, bắp bò, thịt lợn thăn… 
  • Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu… có tác dụng chống viêm.

Ngoài ra, người bệnh đau xương khớp cũng nên tránh các loại đồ ăn, thức uống sau:

  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chiên xào
  • Thịt mỡ, thịt nguội, chà bông, xúc xích…
  • Rượu, bia, cà phê… 
  • Thức ăn nhiều muối, đường, chất làm ngọt nhân tạo (aspartame)

6. Cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà vừa thư giãn vừa giảm đau: Mát-xa 

Khi bị viêm xương khớp, cơ bắp quanh khớp thường xuyên co thắt. Mát-xa giúp cơ thể thư giãn, xoa dịu đáng kể những cơn đau nhức xương khớp, kích thích lưu lượng máu và làm cho khu vực đau ấm lên (tương tự như khi chườm nóng). 

Theo kết quả nghiên cứu, 1 giờ mát-xa mỗi tuần trong ít nhất 8 tuần đã được chứng minh là một trong những cách chữa thoái hóa khớp dễ thực hiện, giúp giảm đau và cứng khớp cũng như tăng khả năng vận động.

Mát-xa cũng được xem là một biện pháp trị liệu dễ thực hiện nhưng cần bảo đảm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp này chỉ mang tính chất tạm thời.

7. Điều trị thoái hóa khớp gối: Cố gắng ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có sức khỏe để “đối phó” với cơn đau viêm khớp. Để ngủ ngon hơn và đủ giấc hơn, hãy thiết lập cho mình một thời điểm ngủ cố định vào mỗi tối. Không sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh như màn hình máy tính, điện thoại, tivi trước giờ ngủ. 

Người đang điều trị thoái hóa khớp có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn về đêm. Khi đó có thể sử dụng thêm gối để giảm áp lực lên các khớp bị đau, kết hợp song song với chườm nóng. Trong trường hợp thường xuyên mất ngủ, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ nhé!  

8. Đeo băng nẹp chữa thoái hóa khớp

Băng nẹp đầu gối (nẹp đầu gối y tế) là dụng cụ bảo vệ đầu gối trong trường hợp chấn thương hoặc bị viêm.

Có 4 loại nẹp đầu gối chính phân chia theo tác dụng như sau:

  • Nẹp đầu gối dự phòng giúp bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong các môn thể thao dễ va chạm mạnh như bóng bầu dục, bóng đá…
  • Nẹp đầu gối chức năng có tác dụng hỗ trợ ổn định vùng đầu gối đã bị chấn thương.
  • Nẹp đầu gối phục hồi chức năng giúp hạn chế những cử động gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp (như mổ nội soi khớp gối).
  • Nẹp giảm áp được thiết kế giúp giảm thiểu đau đớn cho người có các triệu chứng thoái hóa khớp hay bị viêm khớp.

9. Châm cứu có phải là cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hữu hiệu?

Châm cứu là phương pháp sử dụng các vật nhọn đã sát trùng như kim, que nhọn để kích thích vào các huyệt. Phương pháp châm cứu cổ truyền có thể hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, châm cứu có thể không phù hợp với mọi đối tượng. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.

Trên đây là 9 cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà DIEPHM muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích để bạn bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp của gia đình và bản thân nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328