Thức ăn và an toàn khi ăn
Trẻ nhũ nhi hoặc lớn hơn thường chưa có răng hàm để nhai và nghiền thức ăn. Mà cách ăn của các bé lại phát triển nhanh hơn bộ răng nên bé rất dễ bị nghẹn.
Đa số các bé sẽ nuốt chửng trong lúc ăn. Vì thức ăn chạm vào thành sau họng sẽ kích thích cơ chế nuốt thức ăn. Mặc dù vậy, bạn không cần phải lo lắng. Việc nuốt thức ăn này khác với việc bé bị nghẹn.
Bạn chỉ cần nhớ quan sát bé kỹ khi ăn. Nhiều bé tuổi tập đi thích vừa ăn vừa chơi, nên bé nhét thức ăn vào miệng rất nhiều và nuốt nhanh.
Nhóm tuổi nguy cơ nghẹn thức ăn:
-
90% xảy ra lúc nhũ nhi và dưới 5 tuổi.
-
65% ở bé dưới 2 tuổi
-
Những thức ăn thường gây nghẹn
-
Kẹo
-
Các loại hạt
-
Nho
-
Cách làm thức ăn an toàn hơn
-
Cho bé ngồi ăn từ tốn
-
Luôn theo sát bé khi ăn
-
Tránh thức ăn nhỏ dạng hạt hoặc tránh cắt nhỏ thức ăn.
-
Khuyến khích bé ăn từng miếng vừa, ăn chậm, nhai kỹ
-
Không bao giờ ép thức ăn vào miệng bé
-
Cắt thịt thành miếng nhỏ không hình dạng, bỏ da và mỡ.
-
Mài hoặc nghiền các loại trái cây và rau quả.
-
Các loại trái cây và rau củ cứng thì cắt thành que mỏng (táo, lê) hoặc dạng múi cau với kích thước vừa đủ để không gây sặc (như vậy nhỡ bé có sặc thì cũng không bít hết đường thở, không khí vẫn đi qua được)
-
Tránh các loại hạt, bắp, nho và kẹo.
Cách để tập cho bé ăn dặm an toàn
Hiện nay có các loại túi lưới cho bé tự ăn. Đó là những túi lưới dạng plastic giúp giữ thức ăn cho bé nhai từ từ. Vừa giúp giảm ngứa răng vừa an toàn cho bé ăn bốc rau củ, trái cây hoặc các loại thức ăn khác.
Tác giả bài viết: Trần Tiến