Với vị ngọt thanh mát giúp xua tan cơn khát nhanh chóng, nước mía luôn là một trong những thức uống giải nhiệt lý tưởng cho mùa hè. Tuy nhiên, nước mía có vị ngọt đậm và mía cũng được biết đến là nguyên liệu sản xuất đường nên nhiều người lo ngại uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Trước khi lý giải vấn đề uống nước mía có bị tiểu đường không, mời bạn tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của nước mía.
Theo thông tin từ trang Nutritional Value, 100g nước mía sẽ cung cấp cho cơ thể:
- 74 calo
- 21,14g carbohydrate, trong đó có 20g là đường
- 44mg natri
- 12g kali
- 7mg canxi
- 0mg cholesterol
- 0,02mg đồng
- 0,1mg sắt
- 3mg magie.
Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Với người bình thường, nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài công dụng giúp giải khát, nước mía còn là một vị thuốc được dùng trong Đông y với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, chống nôn, hạ sốt, nước tiểu đỏ. Hàm lượng calo mà nó cung cấp cũng khá ít (chỉ 74 calo trong 100g), không chứa cholesterol; trong khi lại giàu polyphenol, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và axit amin thiết yếu.
Thế nhưng, với lượng đường kể trên thì uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Điều này còn tùy thuộc vào bệnh tiểu đường tuýp nào. Cụ thể như sau:
Như vậy, uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không thì câu trả lời là KHÔNG, nếu như bạn không lạm dụng nước mía tới mức gây tăng cân quá đà. Chỉ số đường huyết của nước mía thậm chí ở mức thấp, khoảng từ 30-40 (thường là 32), sẽ không làm tăng vọt lượng đường trong máu sau khi uống.
Ngay cả khi đã mắc bệnh, người tiểu đường có uống được nước mía không thì bệnh nhân vẫn uống được với lượng vừa phải. Khi họ bị hạ đường huyết (một biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường), uống nước mía còn giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Thậm chí, có nghiên cứu ghi nhận hợp chất polyphenol trong mía giúp ngăn chặn sự hấp thu đường glucose và fructose trong tế bào ruột, khôi phục việc sản xuất insulin ở những tế bào beta tuyến tụy bị rối loạn chức năng.
Bạn có thể quan tâm:
Uống bao nhiêu nước mía là tốt nhất cho cơ thể?
Khi đã hiểu uống nước mía có bị tiểu đường không, bạn hẳn cũng tò mò vậy nên uống bao nhiêu nước mía mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể?
Với người lớn trưởng thành, lượng đường được khuyến nghị hằng ngày là 30g. Trong khi đó, 100g nước mía nguyên chất có chứa 20g đường. Như vậy, 150g nước mía sẽ cung cấp đủ lượng đường được khuyên nạp mỗi ngày.
Bên cạnh đó, khi muốn uống nước mía, bạn cũng cần lưu ý đến đường chứa trong các món ăn khác để cân đối lại.
Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất béo. Vì theo một nghiên cứu, khi bệnh nhân tiểu đường ở cả 2 tuýp ăn theo chế độ này, có bổ sung thêm đường sucrose (giống như đường mía) sẽ hạn chế nguy cơ bị tăng đường huyết. Ăn nhiều chất xơ, ít chất béo cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không. Hãy thưởng thức loại đồ uống này một cách thông minh để tận dụng được những lợi ích cho sức khỏe mà không khiến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng lên, bạn nhé!