back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phân loại, tác dụng, cách dùng và các bài thuốc cổ truyền

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Cây cỏ sữa là dược liệu quen thuộc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền nước ta để chữa lỵ và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Thực tế, có 2 loài cỏ sữa được sử dụng với công dụng tương tự nhau là cây cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác biệt trong tính vị, thành phần hóa học và độc tính.

Bài viết sẽ cho ta các thông tin cơ bản về công dụng và cách phân biệt 2 loài cỏ sữa. Đồng thời, bài viết cũng sẽ cho ta lời giải đáp về “tin đồn” cây cỏ sữa trị xương khớp đang được nhiều bạn đọc quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu chung

Phân biệt hai loài cỏ sữa

Có hai loài cỏ sữa được dùng làm thuốc là cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn. Các đặc điểm của 2 loài được trình bày trong bảng phía dưới.

Cây cỏ sữa lá nhỏ Cây cỏ sữa lá lớn
Tên khác Cỏ sữa đất, Vú sữa đất, Thiên căn thảo, cẩm địa
Tên khoa học Euphorbia thymifolia L. Euphorbia hirta L.
Họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu)
Mô tả Cây cỏ rất nhỏ mọc sát và tỏa rộng trên mặt đất, sống hàng năm, có nhựa mủ trắng.

  • Thân màu đỏ tím, có lông trắng.
  • Lá đơn, mọc đối, cuống ngắn, phiến hình bầu dục hoặc thon dài, kích thước 0,3-0,6 × 0,3-0,4 cm, mép lá có răng cưa nhọn, màu đỏ tím, mặt dưới có lông.
  • Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc ngọn cành.
  • Quả nang, màu xanh tím.
  • Hạt hình bầu dục, màu đỏ
Cây thân thảo nhỏ, mọc thẳng có thể cao tới 30-40cm, sống dai.

  • Toàn thân màu đỏ nhạt, phủ lông vàng nhạt.
  • Lá màu xanh có sắc đỏ, hình mác, mép có răng cưa nhỏ, cuống ngắn.
  • Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim đơn.
  • Quả lúc đầu đỏ, sau chuyển sang xanh và nâu.
  • Hạt màu đỏ nhạt, nhỏ có mặt xù xì.
Thành phần hóa học
  • Diterpene
  • Flavonoid (quercetin, cosmoslin), acid cinnamic Alkaloid.
  • Tinh dầu (Thymol, limonen, Tannin, sesquiterpen và acid salicylic
  • Rễ có chứa taraxenol, tirucallol, myrixylalcol
  • Phenolics
  • Glycoside
  • Carbohydrat
  • Terpenoide (triterpen)
  • Flavonoid (quercetin, phytosterol, taraxerol, b sitosterol, cholin), acid hữu cơ (shikinamic, gallic, melissic,jambulol, palmitic, oleic và linoleic), Tanin, chất nhựa
  • Một ít tinh dầu, alkaloid (xanthorhamnin)
  • Thân chứa friedelin, myrixyl alcohol hentriacontan
Tính vị quy kinh Vị hơi chua và tính bình, mát. Khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Quy vào 3 kinh phế, đại tràng, bàng quang. Tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nếu không biết cách sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều.

Bộ phận dùng, phân bố

  • Bộ phận dùng: Toàn cây. 
  • Phân bố: Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Ưa những vùng đất có sỏi, đá thường thấy ở các kẽ gạch, sân xi măng dọc đường xe lửa có dải những hòn đá vôi xanh.
  • Thời điểm thu hái: Quanh năm, tốt nhất vào mùa hè thu.
  • Cây cỏ sữa có tác dụng gì?

    Theo y học cổ truyền

    Cây cỏ sữa chữa bệnh gì? Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa có các công dụng như giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu và thông sữa, cải thiện lưu thông khí huyết. Do đó, nó được dùng để điều trị:

    Cây cỏ sữa lá lớn cũng có công dụng tương tự, tuy nhiên, ít được dùng hơn vì chứa độc tính. Tại một số quốc gia khác, cỏ sữa lớn lá được dùng chữa đau mắt, loét giác mạc (Malaysia), ho, hen…

    Theo y học hiện đại

    Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy cây cỏ sữa có các tác dụng:

    • Kháng khuẩn: Cao lỏng cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella flexner, S. sonnei, S. shigae. Cao chiết cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn như Staphylococcus  aureus, Pseudomonas  aeruginosa, Escherichia  coli, Salmonella  typhi, Bacillus  anthracis, Klebsiella  pneumoniae, Proteus  vulgaris, Streptococcus  faecalis, Streptococcus  pneumoniae.
    • Kháng viêm
    • Cải thiện sinh lực nam giới, đặc biệt là giai đoạn đầu của tình trạng liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm
    • Giúp ổn định tiêu hóa, cầm tiêu chảy, trị kiết lỵ
    • Tác dụng lợi tiểu.

    Và đã ghi nhận các tác dụng trên thực nghiệm như:

    Về tác dụng cây cỏ sữa trị xương khớp đang được quan tâm gần đây, các nghiên cứu dược lý trên động vật cho thấy một số tiềm năng của cây cỏ sữa với bệnh viêm khớp. Cụ thể, cỏ sữa lá nhỏ cho thấy hoạt tính chống viêm khớp, cỏ sữa lá lớn làm giảm mức độ các chất trung gian gây viêm và ngăn chặn sự thoái hóa của sụn. Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu hay bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của cây cỏ sữa trị xương khớp ở người. 

    Cách dùng – liều dùng

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng sản phẩm.

    Cách dùng

    Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Cây tươi có thể giã lấy nước đắp hoặc nấu nước rửa. Dược liệu khô sắc lấy nước uống.

    Liều dùng

    1. Chữa lỵ trực trùng

    Cỏ sữa lá nhỏ là vị thuốc chữa lỵ phổ biến trong nhân dân.

    • Liều cho trẻ: Hàng ngày, dùng 15g đến 20g (có thể dùng tới 50g) dưới dạng thuốc sắc.
    • Liều cho người lớn: 100-150g/ngày.

    Các nghiên cứu dược lý cho thấy cỏ sữa lá nhỏ có độc tính với động vật, tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5-7 ngày là khỏi. 

    Cách dùng: 100gram cây cỏ sữa lá nhỏ tươi, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.

    2. Chữa mẩn ngứa ngoài da

    Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước để rửa hoặc ngâm.

    3. Chữa mụn nhọt ngoài da

    • Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
    • Cách 2: Cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.

    4. Chữa giun sán

    Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em.

    Cách dùng: Hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt uống trước khi ăn vài giờ. Dùng khoảng 3-4 lần.

    Bạn có thể quan tâm:

    5. Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi

    Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt. Tránh ăn uống hoặc sờ vào vị trí bệnh sau đó.

    6. Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc

    Sau khi vệ sinh da đầu sạch sẽ và lau khô, dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần giúp tóc mọc nhanh và tốt.

    7. Cầm máu

    Sử dụng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh. Thực hiện vài lần, tùy vào tình trạng vết thương mà điều chỉnh liều lượng, ngưng đắp khi thấy mọc da non.

    liều dùng và cách dùng cây cỏ sữa

    Một số bài thuốc có chứa cây cỏ sữa

    1. Chữa lỵ thể nhẹ

    • Bài thuốc 1: Dùng 100g cỏ sữa lá nhỏ và 80g rau sam đem rửa sạch, sắc chung với 300ml nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 150ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.
    • Bài thuốc 2: Dùng 100g cỏ sữa lá nhỏ, 25g hạt cau, 100g rau sam và 20g lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

    2. Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt

    Sử dụng 100g cỏ sữa với 60g cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.

    3. Thông sữa ở phụ nữ sau đẻ thiếu sữa

    Cỏ sữa 100g sắc chung với hạt cây gạo 40g. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

    4. Điều trị ho hen

    Sử dụng 10g cỏ sữa lá lớn, 20g lá dâu với 3 lá cây bồng bồng bồng (nam tỳ bà, cây lá hen). Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.

    Lưu ý khi dùng dược liệu cỏ sữa

    • Đây là dược liệu có tính độc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
    • Dùng với liều lượng vừa đủ, không lạm dụng vì sẽ gây kích ứng dạ dày và nôn mửa.
    • Khi bị ngộ độc có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và gây rối loạn nhịp tim.
    • Tránh nhầm lẫn giữa cây cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn, mặc dù cả hai có công dụng trị bệnh khá tương đồng nhưng cỏ sữa lá lớn chứa nhiều độc tính hơn. 
    • Không nên tự ý sử dụng cây cỏ sữa như một lựa chọn điều trị thay thế cho chỉ định điều trị y tế của bác sĩ.

    Cây cỏ sữa được dùng từ lâu với hiệu quả đã được chứng minh cho các chứng lỵ trực trùng, tiêu chảy, phụ nữ sau sinh thiếu sữa và các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, các nghiên cứu dược lý cho thấy nó có độc tính nhất định, do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ sữa chữa bệnh nhé!

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328