Tự kỷ thuộc về rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) là một nhóm rối loạn phát triển tâm thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, và hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại. Mặc dù thường được chẩn đoán ở trẻ em, nhưng bệnh tự kỷ cũng có thể xuất hiện ở người lớn và gây ra những thách thức đáng kể trong việc hòa nhập với xã hội và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Hiểu về các triệu chứng dấu hiệu của tự kỷ và nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn là điều quan trọng cho việc chẩn đoán chính xác, chọn đúng phương pháp điều trị, hỗ trợ người mắc chứng tự kỷ sớm hồi phục và phòng ngừa bệnh.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để cập nhật tình trạng mắc bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ em tại Việt Nam nhưng những số liệu trên cho thấy mức độ phổ biến và mối quan tâm ngày càng cao của xã hội đối với chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Tự kỷ có phải là bệnh không?
Tự kỷ không phải là bệnh! Tự kỷ là tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến chức năng não bộ khiến người tự kỷ hạn chế khả năng trong các hoạt động sống thường ngày. Người mắc hội chứng tự kỷ rất cần được hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần trong những sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn
1. Yếu tố di truyền
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn thường là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố, trong đó di truyền đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các cá nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh tự kỷ có nguy cơ cao hơn gặp phải chứng rối loạn này gấp 2-3 lần.
Giải thích về cơ chế di truyền của hội chứng tự kỷ
Có đến 15% trường hợp ASD có liên quan đến đột biến một gen, còn đa số trường hợp có liên quan đến nhiều gen. Nghiên cứu di truyền đã xác định một số gen có liên quan đến tự kỷ. Các gen này có thể ảnh hưởng đến việc phát triển não bộ và các chức năng xã hội, giao tiếp của cá nhân. Mặc dù không có một gen duy nhất nào là nguyên nhân duy nhất của bệnh tự kỷ, nhưng sự tương tác giữa nhiều gen có thể tạo ra một môi trường di truyền có thể góp phần vào sự phát triển của chứng tự kỷ.
Di truyền đơn gen: Một số trường hợp chứng tự kỷ có thể được giải thích thông qua di truyền đơn gen, nghĩa là sự biến đổi hoặc lỗi gen đơn lẻ có thể gây ra rối loạn trong quá trình phát triển não bộ ở một người.
Di truyền đa gen: Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chứng tự kỷ có thể được giải thích bằng sự tương tác của nhiều gen khác nhau. Sự kết hợp và tương tác giữa các gen này có thể tạo ra một phức tạp mạng lưới di truyền phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển hội chứng tự kỷ.
Bạn có thể quan tâm:
2. Yếu tố môi trường
Mặc dù tính di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc chứng tự kỷ, nhưng môi trường cũng có thể tác động đến cách các gen được biểu hiện. Ví dụ, một cá nhân có yếu tố di truyền có khả năng cao mắc bệnh tự kỷ có thể trải qua các trải nghiệm môi trường nhất định như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, căng thẳng gia đình… Điều này càng làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng tự kỷ.
Ảnh hưởng của môi trường xã hội và tâm lý: Mối liên quan giữa môi trường xã hội và tâm lý cũng có thể trở thành yếu tố nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn. Cụ thể, các sang chấn tâm lý, các áp lực xã hội và cảm xúc từ môi trường xã hội trong một khoảng thời gian nhất định có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng tự kỷ.
Ảnh hưởng của môi trường vật lý: Ảnh hưởng từ các tác động của ô nhiễm không khí, thuốc lá, hoá chất và tác động từ công nghệ điện tử có thể đóng vai trò trọng trong nhóm nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở người lớn.
Bạn có thể quan tâm:
3. Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn do chấn thương não bộ
Các chấn thương não bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn tự kỷ ở người trưởng thành. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chấn thương tiểu não có thể là yếu tố góp phần vào sự phát triển của chứng tự kỷ.
Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn
Người trưởng thành mắc chứng tự kỷ thường có những dấu hiệu sau đây:
1. Khó khăn trong giao tiếp xã hội
Người lớn tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. Họ có thể thiếu khả năng đọc hiểu cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể của người khác, giảm khả năng chia sẻ sở thích, cảm xúc; không thể bắt đầu hoặc phản hồi lại các tương tác xã hội. Điều này gây khó khăn trong việc trao đổi, trò chuyện với người khác.
2. Hạn chế trong tương tác xã hội
Người lớn tự kỷ bị giới hạn trong khả năng tương tác xã hội. Họ có thể thiếu khả năng thích nghi với các tình huống xã hội phức tạp như làm việc nhóm, khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với bối cảnh xã hội khác nhau; nhận biết các tín hiệu xã hội trong cuộc sống thường ngày. Họ thường bị giảm khả năng giao tiếp bằng lời nói và không lời, cụ thể: Những bất thường trong giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể, sự thiếu hiểu biết về sử dụng cử chỉ; sự thiếu hoàn toàn nét mặt và giao tiếp không lời, thiếu quan tâm đến bạn bè cùng trang lứa…
3. Các sở thích đặc trưng
Người lớn tự kỷ thường có sở thích đặc biệt và tập trung sâu vào một số chủ đề hoặc hoạt động cụ thể. Họ thường gắn bó chặt chẽ hoặc bận tâm đến những đồ vật bất thường, những sở thích quá mức hoặc kiên trì. Họ có thể dành sự quan tâm đáng kể cho những sở thích này nhưng lại thiếu sự linh hoạt và đa dạng trong việc tham gia vào các hoạt động khác.
4. Hành vi lặp đi lặp lại
Người lớn tự kỷ có thể thể hiện các hành vi lặp đi lặp lại, như lắc người, vặn tay, đập tay, sấp ngửa đồ chơi, nhại lời hoặc nhại lại một hoặc một số cụm từ đặc trưng. Họ cũng có thể tập trung vào việc sắp xếp và sắp xếp các đối tượng theo một trật tự cụ thể.
5. Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc xúc giác
Trong nhiều trường hợp, chứng tự kỷ ở người lớn có thể gây biểu hiện nhạy cảm cao với ánh sáng, âm thanh, mùi hương hoặc cảm giác xúc giác. Những sự kích thích này có thể gây ra sự khó chịu hoặc căng thẳng và ảnh hưởng đến quá trình tương tác, tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Ví dụ: Họ có thể tăng cảm giác hoặc thờ ơ với cơn đau/ nhiệt độ, phản ứng bất lợi với âm thanh hoặc kết cấu cụ thể, ngửi hoặc chạm vào đồ vật quá nhiều, mê hoặc thị giác với ánh sáng hoặc chuyển động.
Tuy những dấu hiệu trên có thể xuất hiện ở người lớn tự kỷ, nhưng không phải tất cả các người lớn tự kỷ đều có cùng các dấu hiệu này. Mỗi người có thể có biểu hiện và mức độ khác nhau. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế tâm thần.
Cách điều trị chứng tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ không phải là bệnh! Việc chữa trị tự kỷ ở người lớn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh, nguyên nhân và cách tiếp cận cá nhân hóa với người cần được hỗ trợ.
Mục tiêu điều trị cho người mắc rối loạn phổ tự kỷ là nhắm vào các hành vi cốt lõi để cải thiện tương tác xã hội, giao tiếp, mở rộng các chiến lược để hòa nhập vào cuộc sống, phát triển các mối quan hệ bạn bè có ý nghĩa và tăng cường các kỹ năng sống tự lập lâu dài. Như vậy, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, người lớn tự kỷ vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể bằng cách:
1. Can thiệp tâm lý
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp nhận thức và thay đổi hành vi.
- Liệu pháp giao tiếp xã hội (SCT) rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tương tác.
- Liệu pháp can thiệp hành vi (ABA) xây dựng hành vi mong muốn và giảm hành vi tiêu cực.
2. Sử dụng thuốc
- Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tăng động giảm chú ý đi kèm nếu có.
- Cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
3. Hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng
- Gia đình và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường sống hòa nhập và hỗ trợ người tự kỷ.
- Tham gia các nhóm hỗ trợ và chương trình can thiệp cộng đồng giúp người tự kỷ phát triển kỹ năng và hòa nhập xã hội.
4. Liệu pháp bổ sung
Một số liệu pháp bổ sung như yoga, thiền, âm nhạc có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
- Việc điều trị cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia y tế và giáo dục có kinh nghiệm trong lĩnh vực tự kỷ.
- Phác đồ điều trị cần được xây dựng dựa trên mức độ và đặc điểm riêng của từng người.
- Can thiệp sớm và liên tục là chìa khóa giúp người tự kỷ thuyên giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhìn chung, tự kỷ là tình trạng rối loạn chức năng não bộ. Người lớn bị tự kỷ cũng cần nhận được sự hỗ trợ đúng đắn về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể “chung sống” với rối loạn này và cải thiện chất lượng cuộc sống. hy vọng những nội dung trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn để có cách ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị thích hợp. Nếu bạn có thêm góc nhìn, sự quan tâm nào khác về chủ đề tự kỷ, hãy chia sẻ cho chúng tôi ở phần bình luận dưới bài viết này nhé!
Bạn có thể quan tâm: