back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thoái hóa khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Thoái hóa khớp là một dạng bệnh xương khớp mà rất nhiều người lớn tuổi gặp phải. Cùng DIEPHM tìm hiểu rõ hơn để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhé!

Tìm hiểu chung

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi sụn bảo vệ đầu xương trong các khớp bị hao mòn theo thời gian.

Mặc dù thoái hóa xương khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, nhưng chứng rối loạn này thường ảnh hưởng nhất đến các khớp ở ngón tay, đầu gối, hông và cột sống.

Thoái hóa khớp là một căn bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian, thường dẫn đến những cơn đau mạn tính. Cơn đau cũng sẽ khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn. Người bệnh cũng có thể bị chấn thương, tàn tật, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là trầm cảm nếu cơn đau kéo dài.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng thoái hóa khớp thường phát triển chậm và trầm trọng hơn theo thời gian. Chúng bao gồm:

  • Đau nhức khớp, nghiêm trọng hơn trong hoặc sau khi vận động
  • Cứng khớp khi thức dậy hoặc sau khi không hoạt động lâu
  • Khớp mềm khi ấn nhẹ vào hoặc chạm vào gần nó
  • Khớp lỏng lẻo, mất tính linh hoạt, khó di chuyển khớp trong toàn bộ phạm vi chuyển động
  • Cảm giác lạo xạo hoặc nghe thấy tiếng kêu răng rắc/lạo xạo khi di chuyển
  • Xuất hiện các gai xương ở khớp thoái hóa
  • Yếu cơ
  • Sưng tấy trong và quanh khớp, do viêm mô mềm lân cận.

Thông thường, bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc. Triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy vào khớp bị ảnh hưởng, cụ thể như sau:

  • Đầu gối: Đau đầu gối khi đi bộ, đặc biệt là khi đi lên hoặc xuống cầu thang và khó duỗi thẳng chân do đầu gối bị cong.
  • Hông: Đau ở vùng háng hoặc mông và đôi khi ở bên trong đùi. Háng hoặc hông cử động khó khăn nên khó khi đi giày hoặc ra vào xe hơi.
  • Bàn tay: Các ngón tay có thể trở nên cứng, đau, sưng hoặc cong sang một bên. Các nốt sần (cục u) nổi trên các khớp ngón tay hoặc gốc ngón tay gây đau đớn.
  • Bàn chân: Đau và mềm ở ngón chân cái, sưng mắt cá chân hoặc ngón chân.
  • Cột sống. Cứng và đau ở cổ hoặc lưng dưới. Một số người bị hẹp cột sống có thể dẫn đến các triệu chứng khác nữa.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài, hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn khớp bao phủ các đầu xương trong dần dần bị hao mòn. Sụn ​​là một mô liên kết dẻo dai, chắc chắn bao phủ xương, giúp các đầu xương không cọ xát trực tiếp vào nhau khi vận động. Sụn còn được coi là “bộ giảm xóc”, hấp thụ lực ở các khớp.

Thoái hóa khớp có nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ có viêm khớp. Đây có thể là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Lão hóa. Nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên theo độ tuổi. Khoảng 80% người lớn từ 55 tuổi trở lên được chẩn đoán bị thoái hóa xương khớp khi tiến hành chụp X-quang. 
  • Giới tính. Phụ nữ sau mãn kinh có tỉ lệ thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới. Sự suy giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương, đặc biệt làm giảm stress oxy hóa cho sụn.
  • Béo phì. Trọng lượng tăng gây thêm căng thẳng cho các khớp chịu trọng lượng, chẳng hạn như hông và đầu gối. Ngoài ra, béo phì gây ra các tác động chuyển hóa và gây viêm, trong đó có viêm khớp.
  • Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao. Lượng đường trong máu tăng cao, cũng như cholesterol/lipid tăng cao, làm tăng các gốc tự do có hại trong cơ thể. Tình trạng stress oxy hóa này vượt quá khả năng phục hồi của sụn ở cấp độ tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Chấn thương khớp. Chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc do tai nạn dù đã xảy ra nhiều năm trước cũng có thể làm tăng rủi ro thoái hóa khớp trong tương lai.
  • Căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp. Nếu công việc hoặc môn thể thao mà bạn chơi gây áp lực lặp đi lặp lại lên khớp, thì khớp đó cũng sẽ nhanh bị thoái hóa.
  • Di truyền. Những người sinh ra với các bệnh về xương khác hoặc có các đặc điểm di truyền khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Chẳng hạn như, bệnh Ehlers-Danlos là một rối loạn khớp di truyền gây ra sự lỏng lẻo của khớp có thể góp phần gây thoái hóa xương khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa. Bệnh tiểu đường hoặc tình trạng cơ thể có quá nhiều chất sắt (hemochromatosis).

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thoái hóa khớp?

Trong quá trình kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị ảnh hưởng xem có đau, sưng, đỏ và mất tính linh hoạt hay không.

Ngoài ra, để giúp việc chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Xét nghiệm máu
  • Phân tích dịch khớp.

Những phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp là không thể chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị có thể làm giảm đau, cải thiện chức năng khớp và giúp bạn di chuyển tốt hơn.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm:

Thuốc men

Thoái hóa xương khớp uống thuốc gì? Hiện chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh hoặc làm chậm quá trình thoái hóa. Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất chủ yếu chỉ có tác dụng là hỗ trợ giảm đau, thường bao gồm:

  • Acetaminophen (paracetamol)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen và naproxen natri
  • Duloxetine hydrochloride
  • Thuốc bôi ở dạng miếng dán giảm đau, kem, xoa hoặc xịt dùng để bôi lên da.

Mặc dù nhiều loại thuốc giảm đau có thể mua mà không cần kê đơn, nhưng những người bị bệnh thoái hóa khớp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, không mong muốn hoặc ảnh hưởng đến các loại thuốc khác đang được sử dụng.

Phẫu thuật và các phương pháp khác

  • Vật lý trị liệu. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể chỉ cho bạn các bài tập để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp, tăng tính linh hoạt và giảm đau.
  • Thiết bị hỗ trợ. Miếng lót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ khác như gậy hoặc khung tập đi có thể giúp giảm áp lực lên khớp đầu gối hoặc hông, hỗ trợ giảm đau khi bạn đứng hoặc đi.
  • Kích thích thần kinh xuyên da (TENS). Sử dụng dòng điện có điện áp thấp để giảm đau. Đây là phương pháp điều trị tạm thời cho thoái hóa khớp gối và hông.
  • Tiêm corticosteroid. Tiêm corticosteroid vào khớp sẽ giúp giảm đau trong vài tuần. Bác sĩ sẽ làm tê khu vực xung quanh khớp. Sau đó, họ đặt một cây kim vào khoảng trống trong khớp và tiêm thuốc. Số lần tiêm giới hạn trong khoảng 3 – 4 lần/năm vì thuốc có thể làm tổn thương khớp nặng hơn theo thời gian.
  • Tiêm bôi trơn. Tiêm axit hyaluronic giúp giảm đau bằng cách cung cấp một số đệm bôi trơn ở đầu gối. Axit hyaluronic tương tự như một thành phần thường được tìm thấy trong dịch khớp.
  • Phẫu thuật cắt xương. Nếu bệnh làm tổn thương một bên đầu gối nhiều hơn bên kia, phẫu thuật cắt xương có thể được chỉ định. Trong phẫu thuật cắt xương đầu gối, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt ngang xương ở trên hoặc dưới đầu gối, sau đó, loại bỏ hoặc thêm một miếng xương chêm. Điều này sẽ chuyển trọng lượng cơ thể ra khỏi phần bị hao mòn của đầu gối.
  • Thay khớp. Trong phẫu thuật thay khớp, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các bề mặt khớp bị hư hỏng và thay thế chúng bằng khớp nhân tạo bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm: nhiễm trùng và hình thành cục máu đông. Các khớp nhân tạo có thể bị mòn hoặc lỏng lẻo và sẽ cần được thay thế theo thời gian.
  • Bạn có thể quan tâm: Mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà

    Phòng ngừa

    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa thoái hóa khớp?

    Thoái hóa khớp có thể được phòng ngừa và kiểm soát bằng các phương pháp tại nhà như:

    • Tập thể dục. Bài tập tác động thấp có thể tăng sức chịu đựng và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp. Hãy thử đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước. Nếu bạn cảm thấy xuất hiện cơn đau khớp mới, hãy dừng tập và hỏi ý kiến bác sĩ.
    • Giảm cân. Giảm một ít cân nặng cũng có thể giúp giảm bớt một số áp lực và giảm đau. Hãy giảm cân lành mạnh bằng chế độ tập luyện và ăn uống cân bằng.
    • Tập yoga. Yoga bao gồm các bài tập nhẹ nhàng, giúp kéo giãn kết hợp với hít thở sâu. Liệu pháp này giúp giảm căng thẳng, giảm đau xương khớp và cải thiện cử động của xương khớp. Hãy chắc chắn rằng bài tập yoga được chọn là một hình thức nhẹ nhàng và tránh tác động lên các khớp bị ảnh hưởng.
    • Chườm nóng/lạnh. Chườm nóng/lạnh đều giúp giảm đau và sưng ở khớp. Nhiệt giúp cơ thư giãn và giảm đau. Trong khi đó, lạnh có thể làm giảm đau cơ sau khi tập thể dục và giảm co thắt cơ.

    Ngoài những phương pháp kể trên, bạn có thể hỏi bác sĩ về biện pháp châm cứu, bấm huyệt và sử dụng một số chất bổ sung cho khớp như glucosamin, chondroitin hay dầu cá.

    Hi vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh thoái hóa khớp. Nếu không chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp ngay từ hôm nay từ những thói quen đơn giản nhất thì căn bệnh này không chỉ đến khi bạn tuổi già mà vẫn có thể xảy ra sớm hơn đấy nhé!

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328