back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HOTLINE: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phân biệt trẻ còi xương và còi cọc

Tham khảo

Chọn lọc

Nhận biết, xử lý trẻ còi xương kịp thời sẽ giúp tránh các hệ lụy tiềm ẩn như chậm tăng trưởng, suy giảm miễn dịch, suy chức năng hô hấp.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia; bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, bệnh còi xương đặc biệt phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ từ 3-18 tháng.

Những trẻ có nguy cơ bị còi xương thường là trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba; do di truyền (còi xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D, bệnh có yếu tố gia đình); môi trường sống thiếu ánh sáng (thành phố công nghiệp, nhiều nhà cao tầng, trẻ sinh ra vào mùa đông); có chế độ dinh dưỡng không khoa học ngay từ giai đoạn thai kỳ, cả sau khi trẻ chào đời…

Còi xương thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Ảnh: Shutterstock

TS.BS Phạm Thị Thu Hương lưu ý, phụ huynh cần phân biệt giữa còi xương và còi cọc ở trẻ em. Còi xương, còi cọc là 2 tình trạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nhiều người nghĩ rằng chỉ những trẻ nào bị suy dinh dưỡng, gầy ốm mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm thì không. Điều này không đúng.

Trẻ còi cọc là những trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng, chiều cao dưới mức bình thường, trẻ cũng có thể bị còi xương hoặc không. Trong khi đó, còi xương có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm. Đây là tình trạng rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng, giảm khoáng hóa xương ở trẻ nhỏ, trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

Nếu trẻ được nuôi dưỡng bình thường, cung cấp canxi đầy đủ nhưng vẫn bị còi xương thì một trong những nguyên nhân chính là do trẻ bị thiếu vitamin D (loại vitamin giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi). Vitamin D được cung cấp cho trẻ từ hai nguồn: ngoại sinh, nội sinh. Ngoại sinh là từ thức ăn (cá hồi, lòng đỏ trứng…), sữa mẹ. Nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong chất béo nên nếu khẩu phần ăn của trẻ không đảm bảo lượng dầu mỡ cần thiết sẽ dẫn đến giảm hấp thu vitamin D.

Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D3. Đây là nguồn nguyên liệu chính để tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu vitamin D.

Một nguyên nhân khác gây còi xương ở trẻ hiếm gặp hơn là do thiếu vitamin K2 – một loại vitamin có tác dụng giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương. Lý do cũng có thể do thiếu một số khoáng chất như canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

Còi xương nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: Shutterstock

Còi xương nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: Shutterstock

Nhận biết trẻ còi xương sớm là điều rất quan trọng. TS.BS Phạm Thị Thu Hương khuyến cáo bố mẹ nên thường xuyên quan sát cơ thể trẻ. Nếu thấy bé có những dấu hiệu dưới đây hãy nghi ngờ trẻ bị còi xương, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều kể cả ban đêm, ngủ quấy khóc, khó ngủ, nôn trớ, hay giật mình; rụng tóc gáy hình vành khăn (còn gọi là dấu hiệu chiếu liếm); trẻ chậm phát triển vận động: chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi; xương sọ mềm, dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc méo sang một bên; thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉn; chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn, men răng kém; lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn; vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong; có thể bị đau nhức mỏi xương dài vào chiều tối hoặc ban đêm (với những trẻ lớn).

Trong trường hợp trẻ bị còi xương cấp bố mẹ có thể nghe thấy ở trẻ tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, có thể co giật do hạ canxi máu.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, trẻ bị còi xương nếu không được phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nhiều hệ lụy cho sức khỏe lẫn ảnh hưởng xấu đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, mặc cảm khi trưởng thành.

Tình trạng có thể kể đến những hệ lụy sức khỏe mà trẻ phải đối mặt khi bị còi xương như: chậm tăng trưởng chiều cao, nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến giống nòi; suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất là viêm phổi làm tăng khả năng tử vong; lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống, gù, khiến chức năng hô hấp bị hạn chế; chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X); khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này ở bé gái; loãng xương và nguy cơ gãy xương khi trưởng thành; hệ thần kinh, cơ bị ảnh hưởng do bị xương chèn ép.

Để điều trị trẻ còi xương, tùy theo mức độ thiếu vitamin D, canxi cũng như các vi chất dinh dưỡng khác, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc, sản phẩm bổ sung, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với từng độ tuổi. “Việc xác định trẻ bị thiếu vi chất nào, thiếu bao nhiêu… cần dựa trên tiền sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm sinh hóa – huyết học… Từ đó bác sĩ mới có chỉ định phù hợp, an toàn, điều trị hiệu quả tình trạng còi xương cho trẻ”, TS.BS Thu Hương nhấn mạnh.

Bình An


Tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Được quan tâm nhất