Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh sốt xuất huyết .Bản tính hiếu động và ham chơi nhất là chơi ở những chỗ tối là khu vực hoạt động của muỗi nên dễ bị muỗi đốt . Mặt khác thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn do hoạt đông thường xuyên trẻ ra nhiều mồ hôi hơn nên muỗi dễ tiếp cận và đốt. Ngoài ra trẻ chưa có ý thức phòng muỗi đốt ( cả muỗi gây bệnh SXH ), sức đề kháng của trẻ lại yếu hơn người lớn nên dễ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh SXH:
– Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.
– Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
– Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.
– Xuất huyết ngoài da:biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.
– Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.
– Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.
– Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.
Hình ảnh minh họa
Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh SXH. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời những triệu chứng sau:
– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.
– Chảy máu mũi.
– Chảy máu nướu răng.
– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.
– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.
– Tiểu ra máu.
– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.
– Than đau bụng ngày càng tăng.
– Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc SXH:
Thức ăn : giàu chất đạm dinh dưỡng , lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và cho nhiều bữa nhỏ
- Nước uống : uống nhiều hơn bình thường . khuyến khích uống oresol , nước trái cây, nước cam , nước chanh.
- Vitamin: trẻ cần được cung cấp thêm Vitamin các nhóm A,B,C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch , sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật , tuyệt đối tránh các tác động không tốt như :
- Cạo gió dễ làm trẻ đau và gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ……………
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sỹ
- Không cho trẻ uống nước giải khát có màu đỏ , đen, ( pepsi, coca…) vìcó thể nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ .
- Không cho trẻ truyền dịch tai các cơ sở y tế không đủ điều kiện
- Không dùng thuốc hạ sốt bằng Aspitin ,Lbuprofen ( dễ gây xuất huyết nặng).
- Bổ sung thêm thuốc bổ cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao, 70 Nguyễn Chí Thanh
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn