Bệnh mất trí nhớ, hay đúng hơn là triệu chứng mất trí nhớ, là một phần của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện ở rất nhiều bệnh lý, tình trạng khác nhau. Tìm hiểu rõ các triệu chứng mất trí nhớ điển hình sẽ giúp bạn quản lý nó tốt hơn, ngăn chặn bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng và gây nên các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có cả tử vong.
Ai có nguy cơ cao mắc chứng mất trí nhớ?
Mặc dù mất trí nhớ thường được cho là đi liền với lão hóa nhưng thực tế, các tác động lên não bộ đều có khả năng gây mất trí nhớ. Các bệnh gây tổn thương não tiến triển – dẫn đến hay quên hoặc mất trí bao gồm:
Bên cạnh đó còn có một triệu chứng mất trí nhớ khác xảy ra do chấn thương tinh thần, thường là chứng hay quên ngược dòng. Người bệnh không có khả năng ghi nhớ thông tin trong quá khứ. Bệnh có thể nghiêm trọng tới nỗi họ không nhớ được cả danh tính của chính mình.
Ngoài ra, nhiều vấn đề về y tế khác cũng có thể gây nên các triệu chứng mất trí nhớ hoặc giống như mất trí nhớ. Hầu hết các tình trạng này đều có thể đảo ngược. Chúng bao gồm:
- Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây ra mất trí nhớ.
- Chấn thương nhẹ ở đầu do tai nạn hoặc té ngã – ngay cả khi bạn không bất tỉnh.
- Căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng cũng có nguy cơ gây ra các triệu chứng mất trí nhớ điển hình như khó tập trung, gián đoạn sinh hoạt hằng ngày.
- Nghiện rượu mãn tính có thể làm suy giảm khả năng trí óc nghiêm trọng, bao gồm cả ghi nhớ. Ngoài ra, rượu gây mất trí nhớ do tương tác với một số thuốc mà bạn đang dùng.
- Thiếu vitamin B12, thường gặp ở người lớn tuổi, vì vitamin B12 giúp duy trì các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh.
- Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể dẫn đến chứng hay quên.
- Các bệnh về não (khối u, nhiễm trùng,..não) có thể gây ra các triệu chứng mất trí nhớ.
Nhận biết sớm triệu chứng mất trí nhớ
Bạn thường xuyên để lạc mất chìa khóa xe hay khó để nhớ nổi tên của một người bạn mới quen, liệu đây có phải là dấu hiệu của mất trí nhớ? Dưới đây là 6 triệu chứng mất trí nhớ mà có thể bạn cần biết để phát hiện bệnh sớm hơn nhé
1. Trí nhớ sụt giảm là triệu chứng mất trí nhớ điển hình
Hay quên những điều vừa được nghe, được học. Bao gồm cả việc quên các sự kiện, ngày đặc biệt và ngày càng phụ thuộc vào giấy nhớ, ghi chú,… hay người thân nhắc nhở.
2. Khó khăn khi thực hiện các việc quen thuộc
Bạn có thể gặp khó khăn cho việc nhớ đường đến một địa điểm quen thuộc hoặc ghi nhớ luật của một trò chơi yêu thích.
3. Gặp trở ngại với ngôn ngữ
Người bệnh mất trí nhớ có thể gặp trở ngại khi giao tiếp hay khi viết. Họ có thể dừng lại giữa chừng và không biết phải tiếp tục thế nào hoặc gặp khó khăn với các từ vựng vốn có.
4. Mất định hướng
Họ đi lạc ngay trong khu vực quen thuộc thường ngày.
5. Triệu chứng mất trí nhớ: Thường để lạc đồ đạc
Đặt đồ đạc ở những nơi bất thường như để điện thoại vào tủ lạnh. Họ có thể lạc mất đồ, không tìm thấy và buộc tội ăn cắp cho người khác (thường là khi bệnh tiến triển nặng).
Bất thường về tâm trạng, hành vi
Những người bị bệnh mất trí nhớ thường dễ thay đổi tâm trạng, trở nên bối rối, lo lắng, nghi ngờ và chán nản hoặc có hành vi khác lạ mà không có lý do.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn nghi ngờ các triệu chứng mất trí nhớ, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và xét nghiệm tìm ra vấn đề xảy ra với trí nhớ của bạn. Dưới đây là bộ câu hỏi bác sĩ có thể đặt ra để xác định tình trạng mất trí nhớ ở người bệnh. Nếu được nên có người thân hay bạn bè cùng đến khám cùng bệnh nhân, để đưa câu trả lời chính xác từ góc độ quan sát của họ. Bộ câu hỏi này gồm:
- Các vấn đề về trí nhớ của bạn bắt đầu khi nào?
- Bạn có đang dùng loại thuốc nào không bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn hay thực phẩm chức năng, liều lượng là bao nhiêu?
- Gần đây bạn có bắt đầu sử dụng loại thuốc mới nào không?
- Nhiệm vụ bình thường nào bạn thấy bắt đầu trở nên khó khăn?
- Bạn đã làm gì để đối phó với các vấn đề về trí nhớ?
- Bạn uống bao nhiêu rượu?
- Gần đây bạn có bị té ngã hay chấn thương đầu không?
- Gần đây bạn có bị bệnh không?
- Bạn có cảm thấy buồn, chán nản hay lo lắng không?
- Gần đây bạn có chuyện buồn hay một biến cố, sự kiện căng thẳng nào không?
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn tiến hành khám tổng quát, xét nghiệm máu và các chẩn đoán hình ảnh não khác để xác định các nguyên nhân gây nên những triệu chứng mất trí nhớ hay những vấn đề gây ra triệu chứng tương tự chứng mất trí nhớ.
Cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ
Vì tổn thương não được xem là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất trí nhớ nên để phòng ngừa các triệu chứng mất trí nhớ, tốt nhất là hạn chế các nguy cơ gây chấn thương não bộ. Chẳng hạn như:
- Tránh lạm dụng rượu quá mức.
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe gắn máy và thắt dây an toàn khi đi ô tô.
- Nhanh chóng giải quyết các ổ nhiễm trùng, hạn chế chúng lây lan sang não.
- Đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện dấu hiệu nghi ngờ của đột quỵ hay chứng phình động mạch não như đau đầu dữ dội hay tê liệt một bên cơ thể.
Ngoài ra, các chế độ sinh hoạt lành mạnh cho tim mạch cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc phải Alzheimer – bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây mất trí nhớ. Cụ thể bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu thừa cân.
- Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
- Chế độ ăn uống nhiều thực phẩm tươi sống, chất béo tốt và hạn chế chất béo bão hòa như chế độ ăn Địa Trung Hải.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc.
- Duy trì các hoạt động trí óc như giải câu đố, chơi cờ.
- Tham gia các hoạt động xã hội như chơi thể thao, khiêu vũ, đọc sách,…; tránh các sang chấn tâm lý không đáng có.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có thêm thông tin về triệu chứng mất trí nhớ và phát hiện sớm để nhanh chóng kiểm soát bệnh nhé!