back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Come out là gì? 6 giai đoạn công khai xu hướng tính dục • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Come out là gì hay come out trong LGBT là gì? Come out là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng LGBT chỉ tình trạng công khai xu hướng tính dục của một người.

DIEPHM mời bạn đọc thêm bài viết để hiểu rõ hơn khái niệm come out là gì và hành trình come out của một người thường sẽ trải qua những giai đoạn nào. 

Come out là gì?

Come out hay coming out là cụm từ dùng để chỉ hành động hoặc quá trình công khai xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới của bản thân một người với mọi người.

Theo Trung tâm thông tin Sức khỏe tình dục – Planned Parenthood cho biết, come out là một quá trình đòi hỏi sự dũng cảm to lớn của một người. Vì trước khi quyết định công khai giới tính của bản thân, họ phải vượt qua những rào cản tâm lý như xấu hổ với bạn bè, người thân và xã hội hay thậm chí là họ sẽ bị đặt vào tình thế bất lợi. 

Phân biệt các thuật ngữ liên quan về giới tính:

  • Xu hướng tính dục (sexual orientation): Chỉ sự hấp dẫn về tình cảm hoặc tình dục của một người hướng tới những người khác như thế nào.
  • Bản dạng giới (gender identity): Là sự nhận thức chủ quan của một người về giới của bản thân họ.
  • Thể hiện giới (gender expression): Thể hiện giới có thể bị ảnh hưởng bởi bản dạng giới của một người, nhưng cả hai yếu tố này không giống nhau. Thể hiện giới có thể giống hoặc khác với bản dạng giới của họ.
  • Vai trò giới (gender role): Tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam giới và nữ giới liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ. 
  • Giới tính sinh học (biological sex): Được xác định qua các yếu tố sinh học như giải phẫu học (anatomy), nội tiết tố (hormones) và nhiễm sắc thể (chromosomes). Đây là các yếu tố quyết định một người là nam (male) hay nữ (female).

Nguồn gốc của come out xuất phát từ đâu?

Theo Giáo sư Abigal Saguy – Nhà xã hội học tại Đại Học California tại Los Angeles – UCLA cho biết, thuật ngữ “come out” ban đầu được dùng chủ yếu trong cộng đồng người đồng tính nam (gay)

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, văn hóa đồng tính nam bắt đầu phát triển mạnh ở nhiều thành phố lớn của Mỹ. Những người đồng tính nam đã bắt đầu sử dụng cụm từ “coming out”  để gia nhập vào cộng đồng của họ. Cụm từ này được mượn nghĩ từ “văn hóa ra mắt – debutante culture” được sử dụng để chỉ những cô gái trẻ đã đủ tuổi, đủ chín chắn và trưởng thành để hẹn hò và lấy chồng.

Sau khi tiếp nhận hàng loạt sự chống đối và phản đối từ xã hội lúc bấy giờ, những người đồng tính đã phải giả vờ mình là một dị tính. Họ bắt đầu sống khép kín và giữ bí mật hơn về giới tính của mình. Những người này được gọi là “in the closet” hoặc “closet case”. Mãi cho đến những năm 1980 mới có nhiều phong trào nổ ra để bảo vệ và ủng hộ người đồng tính với câu khẩu hiệu “Come out, come out, wherever you are”. Đây là một cột mốc lớn trong việc giúp đỡ cộng đồng LGBT được công khai giới tính của họ như hiện nay.

6 giai đoạn của quá trình come out – công khai xu hướng tính dục

Hành trình come out của một người không chỉ diễn ra một lần trong đời mà nó có thể lặp lại nhiều lại với nhiều người, với từng mức độ công khai khác nhau. Dù là lần đầu tiên hay lần thứ bao nhiêu thì việc công khai luôn đòi hỏi sự dũng cảm và quyết tâm sống đúng với giới tính thật của mình.

Giai đoạn 1: Bối rối về bản sắc (Identity confusion)

Ở giai đoạn này, một người có thể sẽ cảm thấy lo lắng và bối rối khi nhận thấy bản thân bị thu hút hoặc có tình cảm với người đồng giới. Lúc này, phần lớn trong số họ sẽ dùng lý trí để vượt qua và không tin đó là dấu hiệu. Giai đoạn này thường kéo dài rất lâu cho đến khi họ nhận thấy nhiều người công khai hơn và được sống tự do với giới tính thật của mình.

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 1 là gì?

  • Tôi là ai? Tôi có phải là gay/lesbian hay không?
  • Tự nhận thấy bản thân có những hành vi có thể được cho là lesbian hoặc là gay.
  • Có xu hướng ngăn chặn sự phát triển tình cảm đối với người cùng giới. Ít khi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với người khác.
  • Sự mâu thuẫn nội tâm lớn dần về định hướng tính dục có thể đẩy đến giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: So sánh bản sắc (Identity comparison)

Ở giai đoạn này, nội tâm của họ bắt đầu chấp nhận rằng họ là người đồng tính. Họ thường lui tới những nơi có người tương tự như họ và tham gia vào những hoạt động giống như người đồng tính.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, họ vẫn chấp nhận kết hôn với người dị tính và biện minh rằng những mối quan hệ với người đồng tính chỉ là bạn bè bình thường. Do đó họ có thể sẽ đối mặt với cảm giác xấu hổ và tội lỗi với chính bản thân.

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 2 là gì?

  • Chịu đựng nhiều hơn là chấp nhận.
  • So sánh chính mình với người khác.
  • Không thấy mình thuộc về cộng đồng và xã hội mình đang sống.
  • Chưa muốn chia sẻ và vẫn chọn cách sống thầm kín với nhân dạng thật.
  • Có sự thúc đẩy nội tâm để kết nối với những người tương tự.
  • Hầu hết trong giai đoạn này họ sẽ nghĩ rằng bản thân là “lưỡng tính – bisexual”.

Giai đoạn 3: Ranh giới chấp nhận bản sắc (Identity tolerance)

Trong giai đoạn 3 của quá trình come out, các cá nhân bắt đầu chấp nhận một cách tích cực rằng họ có thể là người đồng tính. Họ ít cảm thấy cô đơn hơn, thay vào đó là tò mò hơn về người đồng tính. Đây cũng là lúc họ sẵn sàng và cởi mở để gia nhập vào các cộng đồng LGBT.

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 3 là gì?

  • Cảm thấy phần nào chắc chắn mình là gay/lesbian.
  • Nếu nhận được cảm giác tích cực sẽ giúp họ chuyển sang giai đoạn 4.
  • Nếu liên tục đối mặt với sự mâu thuẫn nội tâm hoặc không được chấp nhận thì họ sẽ liên tục hoài nghi về giới tính của mình.

Giai đoạn 4: Chấp nhận bản sắc hoàn toàn (Identity acceptance)

Đây là giai đoạn các cá nhân chấp nhận hoàn toàn mình là người đồng tính và bắt đầu cảm thấy khó chịu với những người phản đối LGBT. Họ sẵn sàng tránh mặt bạn bè và gia đình nếu không chấp nhận con người thật của họ.

Họ dần công khai và chọn thể hiện giới tính thật của mình thông qua phong cách ăn mặc, tông giọng và cử chỉ của mình.

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 4 là gì?

  • Khá chắc chắn về định hướng tính dục của mình.
  • Đã có câu trả lời cho câu hỏi tôi là ai, tôi thuộc về nơi nào?
  • Mở lòng hơn về xu hướng tính dục của bản thân với người khác. 
  • Tiết lộ nhiều hơn với mọi người, kể cả bạn bè và người thân trong gia đình nhưng vẫn che giấu bản thân ở những nơi không chấp nhận LGBT.

Giai đoạn 5: Hãnh diện (Identity pride)

Đây là giai đoạn mà các cá nhân đã hòa nhập với cộng đồng LGBT của họ. Đối tượng giao tiếp, tần suất giao tiếp, số lượng bạn bè và những mối quan hệ mới của họ phần lớn là những người thuộc cộng đồng LGBT như họ.

Cũng chính vì sự hòa nhập mạnh mẽ này mà họ bắt đầu hình thành suy nghĩ “bảo vệ cộng đồng và sẵn sàng đấu tranh với những ai chống đối cộng đồng LGBT”. 

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 5 là gì?

  • Hình thành suy nghĩ “bảo vệ và đấu tranh cho cộng đồng LGBT”.
  • Tự tin về giới tính thật của bản thân, ăn mặc táo bạo, nổi loạn. 
  • Thỉnh thoảng có cảm xúc tức giận vì định hướng giới tính của xã hội là dị tính.

Giai đoạn 6: Hành trình trọn vẹn sau đó (Identity synthesis)

Giai đoạn cuối cùng của quá trình come out chính là sự hòa nhập tuyệt đối. Các cá nhân không còn nhiều cảm xúc tức giận hoặc phải gồng mình để chống lại với xã hội. 

Biểu hiện của come out trong giai đoạn 6 là gì?

  • Thôi không phân chia ranh giới giữa “tôi và xã hội”.
  • Họ có những người bạn dị tính chấp nhận giới tính thật của họ.
  • Không còn nhiều cảm xúc giận dữ, thôi không còn chống đối hay phải nỗ lực bảo vệ cộng đồng LGBT. 
  • Quan trọng nhất chính là tự hào thể hiện xu hướng tính dục của mình cho tất cả mọi người.

Câu hỏi thường gặp?

Cách come out với gia đình như thế nào?

Theo lời khuyên của chuyên gia Jin S. Kim, MA – Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình: “Trước khi bạn muốn công khai giới tính thật của mình với gia đình, bạn nên hiểu rõ các yếu tố từ gia đình như: Bản sắc văn hóa, niềm tin tôn giáo, phong cách sống, cách cha mẹ phản ứng với những người thuộc cộng đồng LGBT…”

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo từ những câu chuyện có thật để xem cách mà người khác come out với gia đình như thế nào.

Dưới đây là các bước mà bạn có thể tham khảo nếu bạn đã sẵn sàng come out với gia đình:

  1. Tìm hiểu mức độ chấp nhận của cha mẹ đối với người LGBT
  2. Tìm cách tiếp cận phù hợp để chia sẻ, ví dụ như: Nhắn tin, gửi thư tay, công khai trực tiếp…
  3. Tìm người hỗ trợ như: Bạn bè, anh chị em hoặc những người bạn tin tưởng trong gia đình.
  4. Chọn thời điểm thích hợp, đồng thời cũng chọn lọc một số thông tin cụ thể để thổ lộ. Vì bạn không nhất thiết phải chia sẻ toàn bộ cho gia đình cùng một lúc.
  5. Sẵn sàng đón nhận tình huống xấu nhất như gia đình không đồng ý hoặc có những phản ứng không mong muốn.

Việc chấp nhận xu hướng tính dục của người LGBT và LGBTQ mang lại lợi ích cho họ như thế nào?

Kết quả một khảo sát lớn gần đây của Dự án The Trevor Project – Dự án hướng đến việc giảm thiểu thực trạng tự tử ở thanh thiếu niên LGBTQ  cho biết: Thanh thiếu niên LGBTQ có ít nhất một sự chấp nhận từ phía người lớn đã giúp giảm đến 40% nguy cơ tự tử. Trong số những thanh thiếu niên công khai giới tính với gia đình thì có đến 79% trường hợp nhận được sự chấp nhận từ phía gia đình.
Khảo sát có tổng cộng 34.808 thanh thiếu niên LGBTQ đồng ý tham gia và hoàn thành khảo sát của Dự án Trevor về Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên LGBTQ tại Hoa Kỳ. Đây có thể xem là một kết quả tích cực cho nhóm người thuộc cộng đồng LGBT và LGBTQ trong quá trình nỗ lực tìm cách come out giới tính với gia đình.

Kết luận

Hy vọng bài viết của HelloBacsi đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị và hữu ích với khái niệm come out là gì. Từ đó bạn cảm thấy cởi mở hơn với những người thuộc cộng đồng LGBT; đặc biệt là nếu người đó chính là người bạn bè hoặc là người thân của bạn.

Bạn có thể quan tâm:

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328