back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách xử trí trẻ biếng ăn sinh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Cha mẹ chọn thực phẩm bé yêu thích, trình bày ngộ nghĩnh, trò chuyện động viên để giúp trẻ ăn ngon miệng.

Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome), có 3 dạng biếng ăn ở trẻ bao gồm:

Biếng ăn sinh lý: thường xuất hiện khi trẻ bước vào một giai đoạn biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, chẳng hạn trẻ mọc răng, tập lẫy, tập đi…

Biếng ăn tâm lý: trẻ sợ hãi mỗi khi ăn do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều…

Biếng ăn bệnh lý: xảy ra khi trẻ bị bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn hoặc trẻ mắc phải các bệnh gì đó ảnh hưởng đến sự hấp thu và thèm ăn.

TS.BS Thu Hương chia sẻ thêm, biếng ăn sinh lý mặc dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này nếu kéo dài, không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và đúng cách có thể chuyển sang biếng ăn tâm lý. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ.

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện của biếng ăn sinh lý thì phụ huynh cần quan tâm kịp thời. Bố mẹ có thể kích thích trẻ ăn nhiều nhất có thể bằng cách tăng số bữa trong ngày, giảm lượng trong từng bữa để rút ngắn thời gian mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trẻ vận động, phát triển.

Bố mẹ ưu tiên chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp, cơm nát ăn với trứng, cá… đặc biệt các món ngày thường trẻ thích ăn. Gia đình trang trí món ăn bắt mắt, ngộ nghĩnh để kích thích vị giác trẻ.

Món ăn trình bày ngộ nghĩnh sẽ kích thích trẻ ăn ngon. Ảnh Shutterstock

Tăng lượng sữa và các bữa ăn phụ nếu trẻ không ăn nhiều trong bữa chính. Một số thực phẩm thích hợp làm bữa phụ là phô mai, sữa chua, bánh quy, trái cây, bánh flan…

Gia đình ccho trẻ ngồi ăn chung với gia đình, không chiều theo sở thích ăn rong hoặc xem tivi trong lúc ăn của trẻ. Bố mẹ liên tục đưa ra lời động viên, khuyến khích trẻ, ví dụ: “Con ăn hết nửa chén cháo rồi nè, giờ con ‘xử’ nốt phần còn lại nhé!”, “Mẹ con mình cùng ăn thi, xem ai ăn hết bát trước nào!”…

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ không cải thiện, bố mẹ đừng cố ép con. Việc làm này dễ mang lại tác dụng ngược, trẻ không những không hết chán ăn mà còn trở nên sợ ăn, biến thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài, rất khó khắc phục. Nếu lo lắng về tình trạng biếng ăn sinh lý ở bé, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám để được can thiệp đúng và chuyên sâu hơn.

“Trẻ cần được tư vấn xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn mẹ cách chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản để mang đến những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng cho bé”, bác sĩ Thu Hương cho biết.

Để nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ, với những trẻ bú mẹ, mẹ có thể dựa vào các triệu chứng như trẻ đột nhiên bú ít hơn bình thường; bé ít hoặc không thức dậy bú vào ban đêm; thời gian mỗi cữ bú ngắn hơn bình thường; trẻ không chủ động đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ…

Với trẻ ăn dặm hoặc ăn cơm, các dấu hiệu nhận biết bao gồm: bé chỉ ăn một số món nhất định, không chịu thử món mới; trẻ thường xuyên bỏ bữa, nếu có ăn cũng chỉ ăn rất ít; trẻ quấy khóc khi ăn, hay ngậm hoặc phun thức ăn; trẻ chán, ngó lơ món ăn.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ nếu kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý rất khó điều trị. Ảnh Shutterstock

Biếng ăn sinh lý ở trẻ nếu kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý rất khó điều trị. Ảnh: Shutterstock

Khác với biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý, biếng ăn sinh lý ở trẻ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng 1-2 tuần. Các giai đoạn chủ yếu như: 3- 4 tháng tuổi (khi trẻ tập lẫy, ngóc đầu); 6 tháng (trẻ tập ăn dặm, chuyển sang chế độ ăn mới, làm quen với nhiều thực phẩm mới); 9-10 tháng (trẻ tập đi); 16-18 tháng (trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh nên hờ hững với bữa ăn); 2-3 tuổi (giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tâm lý, khiến trẻ sinh ra biếng ăn).

Ngoài ra, còn một vài yếu tố khác cũng có thể gây ra chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ. Đó là thời kỳ mọc răng, bé có người chăm sóc, cho ăn mới (phổ biến ở các gia đình thuê người giúp việc chăm bé), trẻ phải thay đổi môi trường sống (chuyển chỗ ở, sang nước ngoài định cư…).

Lê Nguyễn


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328