Rạn ra là hiện tượng da bị kéo căng quá mức gây rạn. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nó khiến nhiều người cảm thấy tự ti, nhất là phái nữ. Vậy rạn da là gì? Tại sao rạn ra ở tuổi dậy thì? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rạn da là gì?
Theo định nghĩa y học một cách chính xác, rạn da là hiện tượng da bị kéo căng quá mức cho phép khiến các mô liên kết nằm dưới da bị đứt hoặc gãy. Những mô này bị kéo căng trong một thời gian dài. Đồng thời các liên kết collagen và elastin dưới da không kịp tái tạo và xuất hiện các vết rạn.
Rạn da ban đầu có màu đỏ hoặc tím và chuyển dần sang màu trắng. Những vùng da thường bị rạn nhiều: bụng, đùi, mông, bắp chân và ngực.
Đối tượng dễ bị rạn da
Rạn da không phải là vấn đề của riêng ai và những đối tượng có nguy gặp mắc phải tình trạng này cao hơn gồm:
- Các mẹ trong thời gian mang thai
- Vị thành niên trong giai đoạn dậy thì
- Người béo phì hoặc người giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn
- Tập gym, thể dục thể thao sai cách và quá sứ
Nguyên nhân gây rạn da là do đâu?
Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng rạn da như sau:
- Mang thai: Khi phụ nữ mang thai, ngực và bụng tăng nhanh về kích thước, khiến cho làn da căng ra đột ngột. Các sợi collagen và elastin không kịp kéo dãn nên bị đứt gãy, hậu quả là hình thành những vết rạn sẫm màu trên da.
- Sự phát triển của cơ thể ở tuổi dậy thì: Việc tăng cân nặng, tăng chiều cao một cách đột ngột trong thời gian ngắn cũng dẫn đến tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì. Ở nữ, rạn da thường xuất hiện ở đùi, ngực và mông. Còn ở nam thì rạn da chủ yếu xuất hiện ở vùng thắt lưng và đùi.
- Béo phì: Cân nặng tăng đột ngột gây căng da, rạn da.
- Sử dụng hóa chất, thuốc hoặc Corticoid kéo dài: Sau khi cơ thể hấp thu một số loại thuốc và hóa chất, quá trình sản xuất collagen ở cơ thể có thể bị ngăn chặn, gây ra rạn da. Sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da cũng tăng nguy cơ dẫn đến rạn da.
Tại sao rạn da lại ghé thăm bạn ở tuổi dậy thì?
Rạn da đơn giản là một sự cố cơ địa trên bề mặt da và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, làm xấu da, không đẹp mắt, nhất là khi chúng ta mặc những bộ quần áo ngắn, váy ngắn… . Nhất là đối với con gái thì điều này lại vô cùng quan trọng.
Chắc hẳn con gái luôn mặc cảm bản thân vì những vết nứt lì lợm xuất hiện nhởn nhơ ở các vị trí dễ phát hiện. Nó khiến bản thân tự ti trong việc diện trang phục ngắn như bikini, crop top, quần short, váy ngắn… . Đối mặt với vấn đề rạn da tuổi dậy thì, chúng mình cần phải hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp hiệu quả để lấy lại làn da tươi đẹp và thần thái tự tin nhé.
Giai đoạn dậy thì là khoảng thời gian biến động rất nhiều đối với các bạn gái. Vừa tăng cân vù vù, vừa phát triển chiều cao nhanh chóng. Điều này khiến tổ chức dưới da như các mô cơ, mô mỡ phát triển quá mạnh dẫn đến vùng da bao phủ giãn nở không tương xứng. Các mô liên kết bề mặt da bị phá vỡ tạo thành các vết rạn.
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng chiếm một phần nhỏ. Nếu gia đình có người thân bị rạn da thì khả năng di truyền cũng có thể xảy ra nhé.
Cách ngăn ngừa rạn da
Để ngăn ngừa rạn da, bạn nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Kiểm soát để cân nặng không tăng quá nhanh trong thời gian ngắn
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để da không bị khô, thiếu nước
- Ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng: nên bổ sung và cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D, E, các loại protein
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa lão hóa và có chất chống oxy hóa
- Bổ sung collagen cho da: Collagen giúp tăng cường liên kết cho da, giúp da đàn hồi tốt hơn để làm giảm nguy cơ bị rạn
- Tập thể dục đúng cách và vừa sức với khả năng của bản thân
- Tạo thói quen giữ ẩm, chăm sóc da cơ thể càng sớm càng tốt
- Luôn cần phải che chắn, bôi kem chống nắng toàn thân khi da phải tiếp xúc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời
- Với các bà bầu, để ngăn ngừa rạn nứt da khi mang thai, từ tháng thứ 4 nên thoa thêm một số loại kem hoặc dầu dưỡng để tăng độ đàn hồi cho da
Uống gì để có làn da đẹp tự nhiên cho các chị em?