back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nguyên nhân và cách điều trị

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục khiến nhiều người hoang mang vì lo sợ mắc phải căn bệnh nguy hiểm. Liệu đây chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe?

Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của để biết được nguyên nhân và cách xử lý khi đi ngoài ra chất nhầy trắng đục.

Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là gì?

Bạn hay đi vệ sinh ra chất nhầy màu trắng nên khá lo lắng? Thực chất, trong cơ thể luôn tồn tại một lượng chất nhầy nhất định ở mũi, miệng, thực quản, phổi, ruột… có tác dụng bôi trơn, bảo vệ các mô tế bào và các cơ quan. Trong đó, chất nhầy được sản xuất tự nhiên trong ruột để giữ ẩm bôi trơn niêm mạc ruột kết và giúp nhu động ruột chuyển động dễ dàng hơn. 

Ở người khỏe mạnh, một lượng nhỏ chất nhầy xuất hiện trong phân thường không có gì đáng lo ngại và có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa tự nhiên. Chất nhầy được tiết ra thường ít và trong suốt giống như thạch. Lượng chất nhầy tăng lên đi kèm với tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian ngắn cũng là điều bình thường. 

Tuy nhiên, nếu chất nhầy trong phân tăng lên, xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm với chảy máu, thay đổi thói quen đi tiêu… thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường. Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy nhiều, đặc có thể là biểu hiện của một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. 

Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là bệnh gì? 8 bệnh tiêu hóa cần lưu ý

Đi vệ sinh ra chất nhầy màu trắng, đi ngoài trong phân có chất nhầy màu trắng là bệnh gì? Đôi khi, việc bị táo bón hoặc bệnh trĩ có thể dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy. Tuy nhiên, khi đi kèm với máu, tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, đây có thể do các tình trạng tiêu hóa nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, nhiễm trùng đường ruột. Việc người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục cũng có thể do hội chứng ruột kích thích (IBS)…

1. Bệnh trĩ

Nếu bạn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục, đó có thể là “kết quả” của bệnh trĩ. Nguyên nhân là khi bị bệnh trĩ, bạn thường phải rặn khi đi tiêu khiến niêm mạc ruột bị tống ra ngoài, bao gồm cả chất nhầy. Đôi khi, một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể được lưu ý, vì đây thường là kết quả của tổn thương mô hậu môn do phân cứng đi qua trực tràng.

Bạn có thể xem thêm:

Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp

2. Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục có thể do áp xe hoặc rò hậu môn

Rò hậu môn là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn trực tràng. Khi áp xe không được điều trị sẽ vỡ ra tạo thành đường rò. Nghĩa là tình trạng rò hậu môn và áp xe trực tràng là 2 giai đoạn của cùng một quá trình bệnh lý, trong đó áp xe là giai đoạn cấp tính, còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. 

Việc bị áp xe hoặc rò hậu môn có thể khiến bạn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục có mùi hôi, giống như mủ. Chất nhầy trong phân thực chất là mủ và các chất lỏng khác tích tụ trong ổ áp xe do nhiễm trùng.


Bạn có thể xem thêm: Có cách chữa rò hậu môn tại nhà không? Cách điều trị rò hậu môn đạt hiệu quả

3. Ung thư hậu môn – trực tràng

Người lớn đi ngoài ra hạt màu trắng hay đi tiêu phân có nhầy trắng có phải là dấu hiệu ung thư? Câu trả lời là “có thể”.

Ung thư đường tiêu hóa, cụ thể là ung thư đại trực tràng (ung thư ruột kết hoặc trực tràng), phá vỡ hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả việc đi tiêu phân nhầy. Những người bị ung thư đại trực tràng có thể đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục lẫn máu, kèm đau rút bụng. Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài ra chất nhầy, có máu trong phân, chảy máu trực tràng và giảm cân không rõ nguyên nhân, hãy đi khám vì có thể đó là dấu hiệu của ung thư.

4. Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là dấu hiệu của viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh viêm ruột (IBD) khiến màng nhầy của ruột già bị viêm, gây ra các vết loét trong ruột, dẫn đến việc chảy máu, tạo mủ và chất nhầy. Bệnh khiến nhiều người đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục, có thể lẫn máu và mủ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các triệu chứng khác cũng sẽ xuất hiện như đầy hơi, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.

Bạn có thể xem thêm:

7 cách giúp bạn chữa viêm đại tràng tại nhà

5. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây là một rối loạn mãn tính phổ biến của đường ruột. Hội chứng ruột kích thích thường ảnh hưởng đến phụ nữ, người ở độ tuổi trung niên và những người có tiền sử gia đình mắc IBS.

Người mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, táo bón (IBS-C), tiêu chảy (IBS-D) hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ (IBS-M hoặc IBS-A). Thông thường, người bệnh có thể thấy chất nhầy trong phân nếu mắc phải hội chứng ruột kích thích, vì IBS thường gây ra tình trạng dư thừa chất nhầy màu trắng trong hệ tiêu hóa. 

Có thể bạn quan tâm


Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

6. Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục do nhiễm trùng đường ruột

Bị tiêu chảy  trong phân có chất nhầy màu trắng là vì sao? Câu trả lời là nếu bạn đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục kèm với tiêu chảy từng cơn thì đó có thể là do nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bạn có thể bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm hoặc do vệ sinh tay kém.

Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường khiến người bệnh đi ngoài có chất nhầy màu trắng đục. Đôi khi, hiện tượng phân nhuốm máu, đau bụng dữ dội và giảm cân ngoài ý muốn cũng có thể xảy ra. Đây là những triệu chứng nhiễm trùng nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Một bệnh nhiễm trùng đường ruột khác là nhiễm khuẩn C. difficile, gây tiêu chảy nặng, thậm chí đe dọa tính mạng, khiến phân có mùi rất hôi và thường có chất nhầy.

Một số bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa gây ra tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu trắng thường gặp là:

7. Táo bón kéo dài

Đôi khi, tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục không phải là một căn bệnh nguy hiểm mà chỉ đơn giản là bạn đang bị táo bón kéo dài. Vậy, bị táo bón kéo dài đi tiêu phân có chất nhầy màu trắng là do đâu? Câu trả lời là khi bị táo bón, niêm mạc ruột bị tổn thương và phân khô cứng cọ xát vào thành ruột gây đau rát, khiến phân có lẫn máu và chất nhầy màu trắng đục.

Mặc dù táo bón không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bạn có thể xem thêm:

Bị táo bón lâu ngày: Nguyên nhân do đâu?

8. Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là dấu hiệu của bệnh Crohn

Việc bạn đi tiêu có chất nhầy kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn – một loại bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy ra máu và chất nhầy trong phân, kèm đầy hơi, đau bụng và chuột rút.

Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục phải làm sao?

Bất kể nguyên nhân là gì, nếu tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục nhiều hơn bình thường, bạn nên lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong phân hoặc thói quen đi vệ sinh. Bạn cũng nên nghĩ về thời điểm những thay đổi xảy ra lần đầu tiên và ghi nhớ xem những thay đổi này đã diễn ra trong bao lâu. 

Nếu nghi ngờ một tình trạng nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Các chuyên gia khuyên rằng việc điều trị các dấu hiệu bất thường của chất nhầy trong phân luôn bắt đầu bằng việc kiểm tra y tế kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân cơ bản. Quá trình điều trị chất nhầy trong phân chỉ được tiến hành khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Đối với một số trường hợp đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục nhẹ, đặc biệt là những trường hợp liên quan đến mất nước định kỳ hoặc táo bón, việc thay đổi lối sống có thể giúp giải quyết vấn đề. Các đề xuất có thể bao gồm tăng lượng chất lỏng, ăn thực phẩm giàu probiotics, thiết lập sự cân bằng dinh dưỡng của chất xơ, carbohydrate và chất béo trong chế độ ăn uống… 

Với ngộ độc thực phẩm nhẹ gây ra nhiễm trùng đường ruột, bạn cần uống nhiều nước. Mặt khác, bạn cần dùng thêm men vi sinh, kháng sinh (được bác sĩ kê toa) nếu cần thiết. 

Nếu tình trạng viêm là vấn đề dẫn đến việc đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào việc giảm viêm để phòng ngừa các triệu chứng khác có thể xảy ra khi viêm tiến triển.

Khi chất nhầy do IBS hoặc IBD gây ra, kiểm soát những tình trạng đó (bằng thuốc theo toa và điều trị liên tục) sẽ giúp giảm sản xuất chất nhầy trong ruột già. Những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của IBS.

Nếu kết quả chẩn đoán là ung thư, bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp để làm giảm các triệu chứng hiện tại.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục là dấu hiệu của điều gì và cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp nhé!.

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328