Ớt là một loại gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn và ớt cũng có rất nhiều loại vì vậy mà dù người ăn cay nhiều hay ít ăn cay thì đều có thể chọn các loại ớt có độ cay vừa phải. Để đo độ nóng, các nhà nghiên cứu đã đo capsaicin. Đây là một hợp chất hóa học tạo ra cảm giác cay nóng trong miệng. Đơn vị đo Scoville Heat Units (SHU). Dưới đây Biết Tuốt sẽ giới thiệu đến các bạn 10 loại ớt cay nhất thế giới.
1. Ớt Carolina Reaper
Xếp đầu là ớt Carolina Reaper của Mỹ đây là một loài ớt lai. Vị cay của chúng không phải dạng vừa đâu. Nó có sức “tấn công” tương đương với bình xịt hơi cay chuyên dụng của cảnh sát. Theo sách kỷ lục thế giới Guinness, tính đến thời điểm hiện tại, giống ớt Carolina Reaper là loại cay nhất trên Trái Đất. Trên thang đo độ cay Scoville, lứa ớt Carolina Reaper có độ cay trung bình là 1.569.300 đơn vị, trong đó có một số quả độ cay lên tới 2,2 triệu.
Các nhà khoa học tính toán độ cay bằng cách tách hợp chất capsaicinoids khỏi quả ớt, sau đó sử dụng phép ghi sắc dung dịch để kiểm tra khối lượng chính xác của hợp chất. Kết quả sau đó sẽ được chuyển đổi sang thang Scoville dựa theo một công thức có sẵn.
Ed Currie là người lai tạo ra giống ớt này. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình để tìm kiếm và lai tạo giống những loại ớt cay nhất thế giới. Kỷ lục thế giới mới của Currie đã gây chấn động không nhỏ trong giới nông dân trồng ớt. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp nước này, trong chưa đầy 5 năm trở lại đây, lượng ớt tiêu thụ của người dân Mỹ đã tăng 8%. Ở Mỹ loại ớt cay là mặt hàng có sức tiêu thụ cao. Chúng được dùng để chế biến và dùng trong nghiên cứu y học, chống ung thư.
Độ cay của nó trung bình đo được vào khoảng 1.569.383 – 2.200.000 SHU.
2. Ớt Naga Viper (Anh)
Đây là một giống ớt lai được kết hợp từ 3 loại ớt cay nhất thế giới là Naga Morich, Bhut Jolokia và Trinidad Moruga Scorpion. Được trồng lần đầu tiên bởi một nông dân người Anh, Gerald Fowler, loại ớt này từng được ghi nhận là cay nhất thế giới vào năm 2011.
Sau khi tiến hành các thí nghiệm liên quan, các nhà khoa học xác định ớt Naga Viper thuộc giống ớt cay nhất thế giới và là giống ớt đứng đầu danh sách kỷ lục Guinness thế giới về độ cay vào năm 2010.
Nó không lai tạo một cách tự nhiên mà phải thụ phấn ít nhất 1 năm. Muốn phát triển giống này, cần phải có hạt giống của người đã sáng tạo ra nó. Đó là lý do vì sao nó hiếm. Đây là loại ớt được ứng dụng để tạo vũ khí chống bạo động.
Loại ớt này có độ cay khoảng 900.000-1,4 triệu SHU.
3. Ớt Trinidad Moruga Scorpion
Đứng đầu trong bảng xếp hạng các loại ớt (có lẽ là thực vật nói chung) là giống ớt Trinidad Moruga Scorpion, loại ớt có vị cực cay. Được ví như con quái thú dưới hình dạng quả cầu lửa, đây là loại ớt trồng được đánh giá là cay nhất thế giới. Mặc dù ban đầu vị của nó rất ngọt ngào, sau đó nó sẽ trở nên càng ngày càng cay.
Loại ớt này có độ cay lên tới 2.000.000 SHU.
4. Bhut Jolokia
Bhut jolokia đã được ghi trong sách Kỷ lục Guinness Thế giới là loại ớt cay nhất thế giới. Nó được trồng và sử dụng ở miền Đông Bắc Ấn Độ. Ớt Bhut Jolokia hay còn gọi là ớt ma, là giống ớt nổi tiếng bắt nguồn từ Assam và Nagaland Ấn Độ. Hiện giờ nó phổ biến nhất trên thế giới, có mặt trong các công thức chế biến thức ăn có vị cay.
Nó từng được coi là loại ớt cay nhất được ghi vào lịch sử Guinness năm 2007. Vì vậy, tuy xếp ở vị trí thứ 9 bạn cũng không nên coi thường độ cay của nó. Ớt ma có tới 1.000.000 đơn vị scoville – đơn vị khoa học để đánh giá độ cay của ớt. Nước sốt làm bằng hạt tiêu đạt từ 2.500 – 5.000 đơn vị scoville, trong khi hạt tiêu đạt 2.500 – 8.000 đơn vị scoville.
Độ cay nồng đo được của chúng là 1.041.427 SHU.
5. Ớt 7 Pot Jonah (Trinidad)
Ớt 7 Pot Jonah có nguồn gốc từ vùng Chaguanas của Trinidad. Loại ớt này có nhiều màu khác nhau từ trắng, vàng đến đỏ… mức nhiệt cao hơn trong các màu tối hơn.
Tên của loại ớt này có nghĩa là chỉ một quả cũng có thể làm cho 7 nồi hầm trở nên cay nồng.
Loại ớt này có độ cay khoảng 800.000-1,2 triệu SHU.
6. Ớt đỏ Savina Habanero
Loài ớt này là một dạng cây ớt habanero. Nó từng giữ Kỷ lục Guinness về loài ớt tiêu cay nhất, nhưng bây giờ ớt Bhut Jolokia đã giành giải.
Ớt đỏ savina là thứ quả có màu đỏ tươi và chắc chắn, với hơn 50 quả trên mỗi cây ớt.
Đây còn là ớt habanero đầu tiên nhận được chứng chỉ bảo vệ cây trồng USDA. Thậm chí nó đã là thành phần chính để chế tạo bình xịt cay ớt của cảnh sát . Mặc dù trong việc nấu nướng nó thường nổi bật trong các loại bột ớt và tương cay an toàn!
Loại ớt này có độ cay khoảng từ 250.000 và 450.000 SHU.
7. Ớt Infinity
Loại ớt mới được đặt tên là Infinity (Vô tận) vì vị cay “không bao giờ hết”, thậm chí chất giải cay tốt nhất là sữa cũng không giải quyết được. Infinity đã đẩy loại ớt Bhut Jolokia cay nổi tiếng hiện nay (được dùng để chế tạo lựu đạn kiểm soát bạo động ở Ấn Độ) xuống hàng thứ hai.
Ớt “vô cực” Infinity Chilli là một sản phẩm của các nhà khoa học Anh. Giống ớt này từng được xếp vị trí cao nhất trong danh sách các loại ớt cay nhất thế giới. Trong thời gian tồn tại ngôi vị vô cùng ngắn ngủi, chỉ trong thời gian ngắn nó phải chấp nhận nhường ngôi cho đối thủ mới, ớt Naga Viper. Tuy có độ cay nồng kém hơn Naga Viper, nhưng nó cũng khiến nhiều người phải “e dè”, “khiếp sợ”..
Chúng có độ cay nồng vào khoảng 1.176.182 SHU.
8. Ớt 7 Pot Primo
7 Pot Primo là một trong những giống ớt “ngọt ngào” với độ cay kinh hoàng. Đối với một người ăn vị cay bình thường thì nó cũng khiến bạn phải khóc thét khi ăn phải nó. 7 Pot Primo là loại ớt đặc trưng và rất dễ nhận diện với màu đỏ, vỏ sần sùi và một chiếc đuôi nhọn, trông gần giống như ớt Carolina.
Độ cay của 7 Pot Primo tuy kém Carolina tới gần 700.000 SHU, nhưng với những người bình thường thì chúng chẳng khác nhau là mấy.
Có một đặc điểm rất quan trọng khi chọn ớt để làm bữa tối. Hãy tránh xa những quả vỏ sần sùi và có đuôi nhọn. Loại ớt này có đuôi nhỏ dài và nhọn ra. Đây là đặc điểm khác để phân biệt với các loại ớt còn lại.
Nồng độ cay nóng của 7 Pot Primo vào khoảng 1.469.000 SHU.
9. Ớt Scotch Bonnet
Ẩm thực vùng Caribbean, ngược lại, lại ưa chuộng loại ớt Scotch Bonnet, như hình trên, loại ớt thường được người dân ở Guyana gọi là “quả cầu lửa”. Loại ớt có độ cay tương tự như vậy là loại ớt có tên gọi Madame Jeanette, một loại ớt chuông có màu vàng cam đến từ vùng Suriname (cũng có độ cay 100,000-350,000 SHU).
Đây là một loại ớt được thu hoạch chủ yếu ở các đảo Caribe và ở Guyana. Quả ớt này được sử dụng để làm hương vị nhiều món ăn khác nhau và thường được sử dụnglàm nước sốt và gia vị cay.
Ớt Scotch Bonnet có độ cay từ 100,000-350,000 SHU
10. Ớt 7 Pot Barrackpore
Lại là một loại nữa của giống ớt 7 Pot có tên trong danh sách này. Cũng có loại hương vị độc đáo đặc trưng của 7 Pot – chúng có vị cay bằng một nửa so với vị trí thứ 3 là 7 Pot Brain Strain. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là thử thách cho những người muốn ăn cay.
Nó chắc chắn có một cái nhìn độc ác bởi hình dạng 7 Pot điển hình thon dài, nổi mụn và nhăn nhó. Nó cũng đôi khi tạo ra một cái đuôi giống như bọ cạp tương tự như ớt bọ cạp. Hình dạng chia sẻ nhiều với hạt tiêu ma (Như Jolokia).
Khi chín, ớt 7 Pot Barrackpore thường có màu đỏ, đôi khi có thêm màu vàng hoặc màu sô cô la. So với 7 Pot Brain Strain, vị cay của nó kém hơn một nửa. Tuy nhiên, 7 Pot Barrackpore vẫn được xem là một thử thách lớn đối với những người muốn ăn cay.
Loại ớt 7 Pot Barrackpore này có vị cay khoảng 1.000.000 SHU.
Đứng đầu những loại rau củ quả chống lại căn bệnh tiểu đường
Phong lan mặt khỉ – loài hoa mang linh hồn của động vật