Bất kỳ loại sỏi đường tiết niệu nào dù là sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo đều là những “vị khách không ai mong đợi” gây nên nhiều phiền toái cho khổ chủ. Liệu rằng những viên sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Phải làm gì để ngăn ngừa biến chứng?
Hãy cùng Bệnh lý tìm hiểu lời giải cho những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Những ai từng bị sỏi bàng quang mới hiểu những cơn đau quặn vùng bụng dưới cùng chứng tiểu rắt, tiểu ngắt quãng,… khó chịu đến nhường nào, đặc biệt khi sỏi có kích thước to sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận, niệu quản. Những biến chứng xấu dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi sỏi bàng quang có nguy hiểm không:
Suy giảm sức khỏe nghiêm trọng do sỏi
Những viên sỏi lớn, bề mặt gồ ghề sẽ gây kích thích, chèn ép hoặc bít tắc cổ bàng quang khiến người bệnh cảm thấy đau buốt vùng hạ vị lan đến vùng sinh dục ngoài và tầng sinh môn. Nam giới thường thấy đau nhói khi đi tiểu đến cuối bãi và phải bóp đầu dương vật để bớt đau. Ở nữ giới có bị rò rỉ nước tiểu gây đau xót quanh hậu môn, âm đạo.
Nếu sỏi bàng quang gây đau thường xuyên, bạn sẽ không thể sinh hoạt (ngủ, thư giãn) hoặc vận động thể thao như bình thường, từ đó làm cho sức khỏe tổng thể phần nào giảm sút, dễ khiến cơ thể mỏi mệt, hay ốm vặt…
Viêm bàng quang cấp tính
Những viên sỏi bàng quang có cạnh sắc nhọn sẽ cọ xát gây trầy xước, chảy máu bàng quang. Sỏi có thể làm rối loạn khả năng co bóp khiến bàng quang không thể tháo rỗng hoàn toàn, nước tiểu bị đọng lại quá lâu trong bàng quang là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng gây viêm với triệu chứng rầm rộ như: đau quặn bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có máu. Viêm bàng quang cấp nếu không điều trị tích cực có thể dẫn đến viêm bàng quang mạn tính, teo xơ hoặc rò rỉ bàng quang, viêm ngược dòng lên thận.
Rối loạn chức năng bàng quang (Hội chứng bàng quang kích thích)
Sỏi xuất hiện trong bàng quang sẽ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp khiến bàng quang luôn ở trong trạng thái kích thích, gây phản xạ mót tiểu liên tục, đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, thường gặp trong hội chứng bàng quang kích thích. Có những trường hợp sỏi bàng quang rơi xuống và mắc kẹt ở niệu đạo làm chặn đứng dòng chảy của nước tiểu khiến bàng quang bị căng phồng.
Biến chứng suy thận, ung thư bàng quang
Đây có lẽ là lời giải đáp cho những ai đang còn băn khoăn: “Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?”. Sỏi khi không được điều trị làm tổn thương bàng quang, tăng nguy cơ ung thư bàng quang và nhiễm trùng ở nhiều vị trí hoặc gây ứ nước ở thận, niệu quản, viêm thận,… với hệ lụy cuối cùng là suy thận.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Biến chứng suy thận nghiêm trọng
Các phương pháp chữa sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Yếu tố đầu tiên để quyết định điều trị sỏi bàng quang bằng cách nào là dựa vào kích thước sỏi. Với những viên sỏi bàng quang kích thước lớn có dấu hiệu biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp mổ hoặc tán sỏi để nhanh chóng loại bỏ viên sỏi ra khỏi đường tiểu. Hiện nay, hai thủ thuật y tế chính trong việc chữa sỏi bàng quang khi sỏi kích thước quá lớn là:
- Nội soi cystolitholapaxy
- Phẫu thuật
Dẫu mang lại hiệu quả khá cao, nhưng các biện pháp này vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng như tổn thương niệu đạo, bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu (UTI) sau phẫu thuật. Do đó, với bệnh sỏi bàng quang luôn ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tối đa những biến chứng, nâng cao khả năng tán sỏi.
Dùng thuốc Tây chữa sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc lợi tiểu hay thuốc giãn cơ trơn tiết niệu được chỉ định để xoa dịu những cơn đau và khó chịu do sỏi, giảm tiểu buốt, tiểu rắt,… và giúp lợi tiểu, tăng đào thải sỏi. Tuy vậy nếu dùng thuốc dài ngày vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như kích ứng tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt,… Do đó, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và kết hợp dùng cùng các sản phẩm hỗ trợ để rút ngắn thời gian uống thuốc Tây.
Viên uống thảo dược dành cho người bị sỏi bàng quang
Mục tiêu điều trị bệnh sỏi bàng quang là vừa cải thiện các triệu chứng, vừa nhanh chóng đào thải sỏi và ngăn ngừa tái phát. Chính vì vậy, kết hợp tây y và các sản phẩm thảo dược chữa sỏi bàng quang đang là xu hướng điều trị được đánh giá cao. Một số loại thảo dược tiêu biểu như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi với nhiều điểm độc đáo, tác động toàn diện trên hệ thống tiết niệu giúp kiểm soát tốt bệnh sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang. Công dụng của các thành phần này có thể kể đến như:
- Lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi
- Chống viêm, oxy hóa mạnh mẽ
- Giảm co thắt bàng quang, giảm đau
- Giảm thiểu tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu
- Ngăn ngừa lắng đọng, kết tinh sỏi trong bàng quang
- Nâng cao sức khỏe đường tiết niệu nói chung và chức năng bàng quang
Giải pháp phòng ngừa biến chứng sỏi bàng quang
Để không cho nỗi lo lắng liệu sỏi bàng quang tái phát có nguy hiểm không, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để bảo vệ sức khỏe của hệ thống đường tiết niệu và chức năng bàng quang:
- Uống nhiều nước, tối thiểu cần 2 – 2,5 lít nước/ngày để giúp pha loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi
- Tăng cường lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi
- Cân đối hai nhóm dưỡng chất chứa canxi và oxalat, nên bổ sung canxi với lượng 800 – 1.200mg/ngày từ các thực phẩm ăn hàng ngày như tôm, cua, cá, sữa,… Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalat (khoai lang, khoai tây, cà phê, rau bó xôi,…) trong cùng một bữa ăn, tốt nhất là kết hợp với các thực phẩm chứa canxi
- Ưu tiên các món ăn nhiều chất xơ và thanh đạm
- Hạn chế thức ăn có nhiều muối bởi chúng là nguyên nhân góp phần gây ra sỏi
- Giảm thiểu đồ uống có tính kích thích như bia rượu, cà phê
- Tránh các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu, bia,…
- Tăng cường vận động thể chất để tránh kết tinh sỏi
- Không nên nhịn tiểu vì bất kỳ lý do gì.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải tỏa được câu hỏi liệu sỏi bàng quang có nguy hiểm không. Để không phải đối diện với những hệ lụy xấu do sỏi bàng quang, điều quan trọng cần kết hợp điều trị từ sâu căn nguyên và sinh hoạt khoa học mỗi ngày.