Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Khác với trường hợp mãn tính, viêm phế quản cấp ít khi để lại di chứng. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân vẫn lo lắng và thắc mắc rằng viêm phế quản cấp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa biến chứng của bệnh ra sao?
Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cụ thể hơn cho vấn đề viêm phế quản cấp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa biến chứng ra sao trong bài viết này nhé!
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc các ống thở (ống dẫn khí đến phổi). Những đường dẫn khí này được gọi là phế quản. Khi phế quản bị viêm và kích thích sẽ làm tăng sản xuất chất nhầy và khiến bạn ho.
Hầu hết những người khỏe mạnh mắc bệnh viêm phế quản cấp tính sẽ có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đặc biệt, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh
Viêm phế quản cấp là một căn bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, nguyên nhân do virus và vi khuẩn gây ra. Vì vậy, viêm phế quản cấp có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của từng người. Cần phải thận trọng nếu người mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi (trên 60 tuổi), người có thể trạng yếu kém, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc các bệnh lý mãn tính – bệnh phổi mãn tính (hen suyễn, giãn phế quản, COPD..), bệnh tim mạch (suy tim), suy thận mạn, đái tháo đường…
Bệnh cũng sẽ nguy hiểm ở những người đang điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch (bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng thận hư…), dùng thuốc chống thải ghép, ung thư… Viêm phế quản ở những bệnh nhân này có thể diễn biến nhanh chóng và nghiêm trọng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Muốn biết viêm phế quản cấp có nguy hiểm không, hãy quan sát triệu chứng
Có thể dự đoán được viêm phế quản cấp có nguy hiểm không dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh. Bệnh thường rất dễ nhận biết với các triệu chứng phổ biến như ho khan lúc đầu, sau đó ho có đờm; đau tức ngực; mệt mỏi; ớn lạnh, sốt; nhức mỏi người, đau đầu đau cơ; sổ mũi, khó thở, đau họng…
Hầu hết các triệu chứng này thường nhẹ, kéo dài trong khoảng 2 tuần và sẽ tự khỏi, chức năng phổi cũng trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm tăng lên, sốt cao không hạ được, đau ngực và khó thở tăng hay khi triệu chứng kéo dài trên 5 – 7 ngày thì phải thăm khám lại. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn nhiễm trùng khác trên đường hô hấp.
Biến chứng viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp nguy hiểm như thế nào cần phải kể đến các biến chứng như:
1/ Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mãn tính là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt thường gặp ở nhóm người có sức đề kháng yếu hoặc không điều trị tích cực từ đầu.
Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều năm và rất khó điều trị dứt điểm. Về lâu dài, nó dễ dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
2/ Viêm phổi
Nếu các triệu chứng viêm phế quản cấp không cải thiện sau 2 tuần và có xu hướng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sốt cao, ớn lạnh, đau ngực hoặc vai, khó thở… thì đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi.
Viêm phổi là biến chứng đáng lo ngại nhất của viêm phế quản cấp, phải được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa biến chứng
Sau khi đã hiểu rõ viêm phế cấp có nguy hiểm không và các biến chứng có thể xảy ra, bạn cũng nên chủ động tìm cách phòng ngừa biến chứng và giảm mức độ nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe.
Ban đầu, bạn sẽ không thể biết được tình trạng của mình có thể tự khỏi hay không. Để tránh biến chứng do viêm phế quản cấp, nên đi khám càng sớm càng tốt. Tùy theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn.
Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm hàng năm có thể giúp ngăn ngừa cả bệnh cúm và viêm phổi.
Cuối cùng, bạn nên thay đổi lối sống bằng cách bỏ hút thuốc, uống nhiều nước, giữ ấm cổ họng khi trời lạnh, giữ gìn vệ sinh tốt, dùng thuốc ho hoặc ngậm kẹo trị họ để làm dịu cổ họng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cần, bạn có thể dùng kèm thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin để giảm sốt và đau nhức cơ thể.
[embed-health-tool-bmi]