Trái cây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu và có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể, tuy nhiên ăn trái cây sao cho đúng cách không phải ai cũng biết. Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Cao Mẫn Mẫn phân loại ra 6 tình huống cụ thể khi ăn trái cây, được đông đảo mọi người đón nhận.
Theo chuyên gia Cao Mẫn Mẫn, chỉ cần ăn trái cây đúng thời điểm, chú ý khẩu phần ăn thì cơ thể sẽ đạt được lợi ích nhiều gấp đôi thông thường, cực kỳ tốt cho thể chất và cả tinh thần.
1. Người khỏe mạnh có thể ăn trái cây bất cứ lúc nào: Nên mua trái cây tươi theo mùa, mỗi lần ăn không quá một khẩu phần cỡ nắm tay hoặc một bát đầy 80%, ăn từ 2 đến 4 lần một ngày. Chất xơ đầy đủ có thể hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và duy trì sức khỏe đường ruột.
Ảnh minh họa. |
2. Ăn trái cây sau bữa ăn: Mọi người thường cảm thấy đầy bụng và nặng nề sau khi ăn một bữa lớn, lúc này bạn có thể ăn dứa, đu đủ, kiwi vì chúng rất giàu enzym tiêu hóa, có thể giúp ích cho việc tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình phân hủy tinh bột, protein.
3. Người có lượng đường trong máu cao nên ăn trái cây giữa các bữa ăn: Nên chọn các loại trái cây có chỉ số GI thấp, nhiều chất xơ như ổi, táo, cà chua bi để tránh kích thích tiết insulin quá mức, giúp ổn định lượng đường trong máu, ở mức thấp đồng thời làm tăng cảm giác no.
4. Với người tập thể thao, nên ăn trái cây trong vòng 1 giờ sau khi tập: Bạn có thể chọn những loại trái cây có GI trung bình và cao như đu đủ, nho, chuối, vừa giúp bổ sung năng lượng thể chất, vừa kích thích insulin tổng hợp protein từ axit amin để đạt thể lực tốt hơn.
5. Nếu bạn có dạ dày yếu, tránh ăn trái cây khi bụng đói: Không ăn trái cây có vị chua và chứa protease như dứa, chanh và kiwi khi bụng đói để không kích thích bài tiết axit dạ dày.
6. Đối với những người khó ngủ, hãy ăn trái cây giàu magie sau bữa tối: Thanh long, trái kiwi và chuối là những lựa chọn tốt vì chúng có thể làm tăng tiết melatonin, giảm cortisol, giảm lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ăn trái cây lên men bị “dính” lỗi nồng độ cồn, cơ quan chức năng nói gì?