Các mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ thông qua các tiêu chí như chiều cao, cân nặng, chỉ số thông minh…Tuy nhiên, có một tiêu chí thể hiện sự phát triển thể chất của bé mà không phải ai cũng biết đó chính là tình trạng mọc răng ở trẻ. Khi được 06 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và tới độ 2 tuổi ( 24 tháng) thì bé sẽ có được 20 chiếc răng, thông thường số răng của bé sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Cũng có nhiều trường hợp, bé được 8-9 tháng tuổi thậm chí 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng, nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần đó là do yếu tố sinh lý của cơ thể trẻ. Ngược lại, bé chậm mọc răng đi kèm với các dấu hiệu như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, bé thiếu linh hoạt…thì các mẹ cần phải cho con tới các cơ sở y tế khám để tìm nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng để bé có sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
I. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
1. Do thiếu canxi để phát triển mầm răng
· Do trẻ bú mẹ trong khi mẹ ăn uống quá kiêng khem khiến lượng canxi trong sữa mẹ bị thiếu hụt mà mẹ không bổ sung cho bé uống thêm sữa ngoài.
· Tỷ lệ khoáng chất ( photpho) trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thu canxi kém khiến cơ thể con trẻ thiếu canxi.
· Trẻ thiếu vitamin D khiến việc hấp thu canxi của cơ thể bị hạn chế. Vitamin D được cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời và thức ăn hàng ngày trong đó nguồn cung cấp từ ánh sáng mặt trời chiếm tỷ lệ trên 80%. Việc hạn chế cho bé tắm nắng, nguồn thức ăn thiếu Vitamin D ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất của bé.
· Do trẻ bị thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.
– Nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện được.
– Cơ thể bé thiếu dinh dưỡng để tăng trưởng, dinh dưỡng tạo ra năng lượng hoạt động hoặc dinh dưỡng bảo vệ cơ thể.
II. Biện pháp khắc phục khi trẻ chậm mọc răng.
Bé được 13 tháng tuổi mà chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là mọc răng chậm. Nếu trẻ đi kèm với các dấu hiệu chậm lớn, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao…Các mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:
1. Mẹ trong giai đoạn cho bé bú sữa tuyệt đối không nên kiêng khem, hay ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mỗi ngày mẹ có thể uống bổ sung 2-3 ly sữa để bé có thể hấp thu được chất dinh dưỡng qua sữa mẹ. Lưu ý: canxi là thành phần không thể thiếu trong các loại sữa mẹ.
2. Trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài sữa mẹ cần bổ sung cho bé 03 nhóm dinh dưỡng chủ yếu:
· Dinh dưỡng để tăng trưởng: có nhiều trong thịt, cá, cua, tôm…
· Dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động: có nhiều trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như phomat, bơ, sữa…Tốt nhất trong mỗi bát thức ăn có 1-2 thìa dầu ăn. Nên cho bé ăn ngũ cốc ( với lượng vừa phải) tránh bị dư khoáng chất photpho khiến cơ thể hạn chế hấp thu canxi.
· Dinh dưỡng bảo vệ: Bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau, quả tươi, nước khoáng có chưa ion…
· Thực phẩm cho bé ăn phải đảm bảo nguồn gốc và chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
· Cho bé phơi nắng hàng ngày từ 15-30 phút lúc trước 9 giờ sáng và sau 16 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.
· Có thể cho bé sử dụng các loại cốm hay thực phẩm chức năng dành cho trẻ để bổ sung vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
· Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé, vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn