back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Thận trọng với biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Phát triển các bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất phổ biến. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần những người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho họ.

Những bệnh lý tim mạch này thường diễn biến âm thầm, không xuất hiện nhiều triệu chứng ngay từ đầu nhưng cũng có thể khởi phát đột ngột và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Hơn thế nữa, chúng không thể đảo ngược được nên việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Vậy biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch gồm những gì? Làm sao để ngăn ngừa? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Rối loạn đường huyết thường kéo theo rối loạn mỡ máu, vì quá trình chuyển hóa của chất bột đường – chất béo – chất đạm trong cơ thể đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, đường huyết cao trong thời gian dài dễ làm thành mạch máu bị viêm. LDL cholesterol, triglycerid (thành phần có trong mỡ máu) sẽ lắng đọng tại những vị trí tổn thương này và tạo thành mảng xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch khiến mạch máu trở nên cứng hơn, kém đàn hồi, hậu quả là huyết áp tăng lên. Bên cạnh đó, chúng thu hẹp thiết diện lòng mạch và hạn chế lượng máu lưu thông qua vị trí này. Tùy vào nơi mảng xơ vữa hình thành mà biểu hiện của biến chứng sẽ khác nhau.

  • Tổn thương động mạch mắt: thị lực giảm và có thể bị mù loà.
  • Tổn thương động mạch thận: tăng nguy cơ bị suy thận và tăng huyết áp.
  • Hẹp mạch vành: gây nên thiếu máu cơ tim. Người bệnh có thể có những cơn đau thắt ngực, nặng hơn là nhồi máu cơ tim.
  • Tổn thương mạch máu não: gây thiếu máu não, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ)
  • Tổn thương động mạch chi: gây nên chứng viêm động mạch chi khiến người bệnh đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi,…

Nếu mảng xơ vữa bong ra, lơ lửng trong mạch máu sẽ kéo theo những chất khác cùng lắng đọng để tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển khắp nơi trong cơ thể và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như hoại tử chi, nhồi máu cơ tim và đột quỵ…

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn gây tổn thương thần kinh, trong đó có thần kinh chỉ huy nhịp tim. Vì vậy, người bệnh thường bị tăng nhịp tim bất thường lúc nghỉ ngơi, hạ huyết áp tư thế đứng và khó khăn hơn trong việc nhận ra dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đều thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, điều này cũng góp phần khiến tỷ lệ gặp phải biến chứng này cao hơn. Đó là:

  • Tuổi cao
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Ít hoạt động thể chất
  • Chế độ ăn có nhiều chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa; ăn mặn

4 biểu hiện của biến chứng bệnh tiểu đường type 2 trên tim mạch

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 với tim mạch thường gặp và nghiêm trọng nhất bao gồm:

Bệnh động mạch vành

Đây là nguyên nhân tử vong chính của những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tim mạch. Bệnh mạch vành (hay hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim) có thể biểu hiện thầm lặng trong một thời gian dài, và vô tình được phát hiện khi đi kiểm tra sức khoẻ. 

Một số bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh mạch vành nặng hơn, gồm: đau thắt ngực (cơn đau thắt bắt đầu sau xương ức như bị bóp nghẹt tim, đau có thể lan rộng lên vùng cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái); nặng ngực mơ hồ; đánh trống ngực; khó thở.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần đi kiểm tra tim mạch định kỳ để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như xử lý kịp thời.

Suy tim – Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 không nên xem nhẹ!

Người bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị suy tim. Điều này xảy ra do tim phải hoạt động trong điều kiện thiếu máu cơ tim kéo dài, bơm máu dưới áp lực cao (do tăng huyết áp hoặc tắc mạch máu do xơ vữa động mạch trên khắp các cơ quan khác). Tim suy yếu, bơm máu kém hiệu quả nên ứ đọng dịch ở nhiều cơ quan, gây phù, khó thở, ho, mệt mỏi.

Suy tim thường có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể hạn chế đáng kể tiến triển của bệnh nếu kiểm soát đường huyết hiệu quả và đặc biệt là có sử dụng các loại thuốc giảm đường huyết có thêm hiệu quả phòng ngừa suy tim.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não)

Tai biến mạch máu não cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 rất phổ biến. Có hai dạng là nhồi máu não hoặc xuất huyết não.

Triệu chứng gồm có đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, tê bì một bên tay/chân/nửa người, méo miệng, khó nói và có thể kèm rối loạn ý thức ở nhiều mức độ khác nhau…

Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện thoáng qua rồi mất nhưng vẫn có khả năng tái phát hoặc diễn biến nặng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể để lại di chứng tàn phế, thậm chí là tử vong.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Tổn thương mạch máu ngoại biên cũng là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này có thể nhận biết từ sớm thông qua triệu chứng rất đặc trưng đó là “đi cà nhắc cách hồi”. Bệnh nhân cảm thấy đau, mỏi chân hoặc chuột rút khi đi bộ nhưng nghỉ ngơi thì sẽ hết. Sau đó, chúng vẫn có thể tái phát khi bệnh nhân tiếp tục đi lại. Càng về sau, quãng đường bệnh nhân di chuyển được càng ngắn.

Bên cạnh đó, biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường này còn gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Loét hoặc hoại tử đầu chi
  • Mạch ở mu bàn chân yếu dần, thậm chí mất hẳn
  • Mất mạch khoeo
  • Huyết áp thấp ở chi dưới

Cách hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở tim mạch

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 ở tim mạch là rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế biến chứng thông qua một số mẹo như sau:

Theo dõi các chỉ số tiểu đường tuýp 2

  • Theo dõi chỉ số HbA1c và đường huyết lúc đói, duy trì các chỉ số này trong ngưỡng khuyến cáo. Cụ thể, đường huyết lúc đói nên đạt 4.4 – 7,2 mmol/L, HbA1c 6.5 – 7%.
  • Giữ chỉ số huyết áp < 140/90 mmHg nếu chưa có biến chứng hoặc < 135/80mmHg nếu đã có biến chứng tim mạch.
  • Kiểm tra chỉ số mỡ máu mỗi 6 tháng – 1 năm.

Thay đổi lối sống

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây tươi, rau củ quả, cá, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp; hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, dầu mỡ tái chế nhiều lần
  • Ăn nhạt, ít đường
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này được thực hiện thông qua ăn uống và tập luyện
  • Tránh căng thẳng
  • Không hút thuốc lá.

[embed-health-tool-bmi]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328