Các triệu chứng đau họng trong thai kỳ
Dưới đây là một số triệu chứng đau họng của mẹ bầu nên chú ý:
- Cổ họng đỏ
- Khó nuốt
- Cơn đau dai dẳng trong cổ họng
- Sốt
- Đau tai
- Amidan sưng và đỏ
- Khàn giọng
Mẹ bầu có thể không mắc cùng lúc các triệu chứng trên, tuy nhiên khi những dấu hiệu này kéo dài 7 ngày thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không?
Nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng và không biết bị viêm họng có ảnh hưởng gì không. Trên thực tế, để điều trị viêm họng cho bà bầu phải cần dùng đến thuốc đặc hiệu. Thuốc sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi và ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Chính vì vậy, mối lo này không phải là không có căn cứ.
Khi bị viêm họng, nó sẽ làm thay đổi nội tiết bà bầu và khiến sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị suy giảm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của thai phụ bị giảm sút nên bệnh sẽ không thể tự khỏi.
Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé. Vì vậy, bắt buộc thai phụ phải dùng thuốc điều trị viêm họng. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể gây ra những ảnh hưởng như rối loạn ở phổi, kéo dài thời gian mang thai, chậm quá trình chuyển dạ… vô cùng nguy hiểm.
Trên thực tế, khi mang thai, nếu bị viêm họng do siêu vi hoặc vi khuẩn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy huyết hoặc tăng khả năng sinh non ở mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi thông tin cũng như thăm khám tại bệnh viện theo định kỳ.
Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai chủ yếu là do siêu vi hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng còn có thể là do:
- Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công;
- Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt;
- Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh;
- Sống trong môi trường ô nhiễm;
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ;
- Thời tiết thay đổi thất thường;
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều gia vị khiến họng bị viêm nhiễm;
- Dịch màng nhầy tiết quá nhiều.
6 mẹo chữa viêm họng cho bà bầu an toàn tại nhà
Khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm họng sổ mũi, mẹ bầu nên thực hiện những cách điều trị mà ông cha ta truyền lại. Nó vừa an toàn vừa chữa trị ngay từ đầu cho mẹ bầu cũng như không ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn tại nhà.
Trà quất mật ong
Mật ong và thành phần axit xitric trong quả quất có tác dụng diệt khuẩn, vi rus và nâng cao khả năng miễn dịch. Sự kết hợp giữa 2 loại thảo dược này sẽ tạo ra bài thuốc an toàn, hiệu quả trong chữa trị đau họng cho bà bầu.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Chuẩn bị 10 quả quất xanh và 2 muỗng mật ong.
- Phương pháp thực hiện: Rửa sạch quất bằng nước muối, dùng dao cắt đôi quất ( không bóc vỏ) rồi cho vào tô. Sau đó, trộn 2 muỗng mật ong vào quất và mang đi hấp chín.
Với mẹo chữa viêm họng cho bà bầu này, bạn nên áp dụng thường xuyên sẽ giúp chữa khỏi một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi
Xông hơi làm ẩm màng nhầy là cách giúp cổ họng không bị khô. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm không khí trong phòng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước trong một nồi lớn
- Đưa mặt vào gần nồi nước sôi, giữ khoảng cách vừa đủ để không làm bỏng da
- Xông hơi trong vài phút
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là loại thảo dược giúp giảm đau tự nhiên và chống vi khuẩn cho bà bầu. Nó giúp giảm viêm và làm dịu kích ứng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một ly nước sôi
- Thêm một túi trà hoa cúc vào nước sôi và ngâm trong 5 phút
- Sau 5 phút, bỏ túi trả và thêm vào ly trà mật ong để uống
Sử dụng nghệ tươi – Cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu hiệu quả
Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong dân gian mà các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó, nghệ tươi có thể giúp mẹ bầu chữa viêm họng an toàn và nhanh chóng.
Ngoài ra, nghệ còn giúp tăng cường sức đề kháng giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1:
- Chuẩn bị 500g tinh bột nghệ, 500ml mật ong nguyên chất
- Trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín
- Bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần lấy ¼ thìa cà phê hỗn hợp này để ngậm
- Lưu ý: Các mẹ bầu cần cho sâu vào vòm họng, vị trí họng bị rát, ngậm càng lâu càng tốt. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng cải thiện đáng kể.
- Cách 2:
- Lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lấy 2 – 3 lát
- Cho nghệ vào cốc nước đã đun sôi, hãm trong 5 phút
- Thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào khuấy đều để uống
- Lưu ý: Nên uống 1 cốc trà nghệ mật ong mỗi ngày và không nên lạm dụng việc sử dụng nghệ. Nếu tiêu thụ > 10g nghệ mỗi ngày có thể gây kích thích tử cung, nhiễm độc thai nghén, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, thậm chỉ có thể gây sẩy thai.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Đây là một trong những biện pháp khắc phục đau họng tại nhà an toàn nhất. Nước muối hydrat hóa màng nhầy ở họng và làm dịu kích ứng. Chính vì vậy, hằng ngày, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý súc miệng mỗi giờ để giảm đau.
Chữa viêm họng cho mẹ bầu bằng tỏi mật ong
Mật ong thường được sử dụng được chữa viêm họng, chữa ho hiệu quả. Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong sẽ mang lại hiệu quả điều trị vô cùng tốt, an toàn cho mẹ bầu.
Cách thực hiện:
- Cách 1
- Chuẩn bị 4 – 5 tép tỏi và một ít mật ong nguyên chất
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho tỏi và mật ong vào chén nhỏ, hấp cách thủy trong 5 – 7 phút
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê hỗn hợp trên
- Cách 2
- Chuẩn bị 30g tỏi tươi, 200ml mật ong và 1 lọ thủy tinh sạch
- Tỏi tép tỏi già, bóc vỏ, đập dập, xếp vào lọ rồi đổ mật ong vào
- Đậy kín nắp, bảo quản trong điều kiện bình thường, sau 2 tuần thì lấy ra sử dụng
- Pha 1 thìa tỏi ngâm mật ong với 100ml nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Không nên sử dụng quá 10g tỏi 1 ngày, không ăn tỏi lúc đói. Đặc biệt, không dùng tỏi cho người quá mẫn cảm hoặc dị ứng tỏi, các mẹ bầu nếu bị viêm họng kèm theo các vấn đề về mắt trong thời gian này cũng không nên dùng tỏi.
Bà bầu bị viêm họng nên uống thuốc gì?
Nếu tình trạng viêm họng ở bà bầu nghiêm trọng thì bắt buộc phải đến bệnh viện và dùng thuốc thay vì dùng các cách chữa trị dân gian.
Khi mang thai, phụ nữ chỉ nên uống những loại thuốc nhóm A, nghĩa là thuốc đã trải qua các cuộc thử nghiệm và chắc chắn an toàn với thai nhi. Hiện tại, có 3 loại kháng sinh được phép dùng cho bà bầu là: Cephalexin, amoxicillin, penicillin. Trong nhiều loại thuốc vẫn thường có những thành phần trên. Khi bà bầu muốn sử dụng thuốc kháng sinh luôn phải tuân thủ nghiêm túc ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về viêm họng cũng như những mẹo chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để an toàn nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện sớm khi có những dấu hiệu của viêm họng. Tránh những trường hợp biến chứng để rồi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.
Nguồn: Tổng hợp.