Trên đất nước ta có muôn vàn phong tục, tập quán, mỗi dân tộc mỗi khác nhau, tuy nhiên những năm trở lại đây, tục lệ thờ cúng tổ tiên, lễ phật dường như bị biến tưởng đi khá nhiều, và muôn vàn các câu chuyện buôn thần bán thánh được đưa lên mạng, hãy cùng đọc và ngẫm câu chuyện dưới đây!
Chú ruột tôi rời bỏ trần gian vào một ngày giáp tết, hưởng dương 82 niên kỷ.
Sau khi lên đài hóa thân hoàn vũ về, cả nhà tổ chức cúng vãng sanh. Tôi hỏi cúng vãng sanh là gì, cô em họ tôi, con gái đầu lòng của chú tôi, bảo “ Là cúng để hồn bố siêu thoát”
Em họ thứ hai, gái út của chú tôi, là một thương gia buôn đồ mỹ phẩm, rất thạo món cũng bái, đã chủ động đi mời sư thầy từ vài hôm trước, nhưng ngày giáp tết, toàn bộ sư thầy ngụ các chùa thủ đô đã chạy show hết cả.
Em bảo “ Cuối năm, các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương đều hội nghị tổng kết, giải hạn.v.v.. sư chùa to thì phục vụ trung ương, sư chùa nhỏ thì phục vụ ban ngành địa phương, sư lìu tìu ngoại ô thì phục vụ các công ty, tập đoàn. lịch kín cả rồi”.
Tôi hỏi “ Giờ làm nào?”. Cô em bảo “ Em nhờ thằng đệ trưởng đại diện nhãn hàng em ở thái nguyên, mời thầy ở thái nguyên lên vậy!”
*
Đêm trước buổi lễ, thầy nhắn zalo bảo chuẩn bị đồ lễ, phải có những thứ này thứ này, đầu giờ tỵ sáng mai – aka 9h – thầy có mặt.
Gà sống mổ moi, tỹ gà chổng ngược, đầu lợn nguyên thủ, má lợn phinh phính, xôi đồ trắng bong, giò lụa mịn màng, phẩm oản rực rỡ, oto biệt thự áo quần vàng mã xanh xanh đỏ… cùng các loại hoa quả ê hề bày kín cả vuông chiếu hai mét vuông, con cháu ngồi quanh quần áo chỉnh tề chầu hẫu chờ đợi.
Đúng 9h, một con Camry 2.0E bóng như lồn lộn đỗ xịch ngoài cửa. Thầy đẩy cửa sau bước xuống, áo cà sa, đầu trọc, mắt đen lông mày cũng đen nhánh, lóng lánh má lúm đồng tiền, đẹp trai như diễn viên thương tín. Tiếp theo là anh lái xe xách theo túi đồ nghề của thầy…
Thầy bước vào phòng, cả đám nhao nhao “ chào thầy, chào thầy”, thầy đưa tay để lên ngực, tay kia cầm vòng tràng hạt, miệng thầy mủm mỉm xinh xinh, mắt thầy lúng liếng lúng liếng, má lúm đồng tiền “ Chào các con! Đợi thầy lâu chưa”
“ Vừa mới thôi thưa thầy!”, đám chúng sinh con cháu chú tôi nhao nhao đáp.
Thầy bước vào giữa vuông chiếu, moi đạo cụ trong túi vải mà thằng lái xe vừa đưa, bày ra trước mặt.
Giữa đám tỹ gà chổng ngược, má lợn phúng phính, xôi đồ trắng bong, giò lụa mịn màng, phẩm oản rực rỡ, đồ vàng mã tưng bừng, sư thầy mủm mỉm má lúm đồng tiền, mắt đen lúng liếng, thỉnh ba tiếng chuông bong bong bong…
Rồi thầy niệm “ Adi dà phật”
Lũ chúng sinh con cháu chú tôi cúi đầu, chắp tay đồng loạt niệm theo “ Adi dà phật”
Rồi thầy gõ mõ lốc cốc lốc cốc, rồi lâm râm đọc bài kinh, âm thanh da diết linh thiêng, chả ai hiểu đéo gì…
Thỉnh thoảng, dường như hết một tiết đoạn, thầy niệm “ a di đà phật”, giọng vi vút như hát rồi lại gõ boong boong.
Đám chúng sinh con cháu chú tôi lại niệm theo, như đàn bò “ a di đà phật”
*
Cuối giờ tỵ, đầu giờ ngọ, tức khoảng 11h thì buổi lễ kết thúc. Thầy bảo đám con cháu chú tôi là đợi hương cháy hết thì đốt hóa vàng, để cõi âm phụ thân có nhà ở, có xe đi, có quần áo mặc…
Rồi thầy bảo giờ thầy phải sang Long biên, có cái lễ nữa đang chờ thầy.
Con em họ, gái đầu của chú tôi, nhanh nhẹn bật dậy lấy túi, bỏ vào đó một gà luộc, một đĩa xôi, một phẩm oản và một phong bì đưa cho thằng lái xe…
Thầy ra xe, chúng sanh thổn thức “ Thầy về ạ”
Sau đó thì hóa vàng và chúng sanh đánh chén. Tôi hỏi cô út của chú tôi “ phong bì bao nhiêu?” Nó bảo “ 30 triệu, thế là còn may đấy! Chậm thì thầy thái nguyên cũng không có, phải lên tận cao bằng hoặc vào thanh hóa tìm thầy”
“ Còn xe, của thầy à?”
“ Vâng, nhưng mình phải trả tiền xăng với tiền bồi dưỡng thằng lái, 5 triệu nữa!”
*
Trong bữa riệu, tôi hỏi thằng em họ, tức con trai chú tôi, rằng nghề làm sư giờ có vẻ phất nhỉ, hay anh với chú xin vào chùa làm sư đê. Nó cười bảo “ Không dễ đâu anh ơi! Chạy suất sư thầy, nhất là suất trụ trì… còn hơn chạy bộ trưởng ý chứ!”
Chuyện lễ là tôi tả thực, chuyện với thằng em tôi thì chỉ nghe nó nói vậy, có khi nó nói bậy, anh chị nào quanh đây làm nghề sư thầy, thấy có gì sai xin thông cảm cho!
Nguồn: Fb TriHung Đo