back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Răng mọc thừa có nguy hiểm không, khi nào cần phải nhổ bỏ?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tình trạng răng mọc thừa hay mọc thừa răng khá phổ biến ở tất cả mọi người. Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì răng mọc thừa có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào không, có cần phải nhổ bỏ không? 

Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Sức khỏe!

Nguyên nhân răng mọc thừa

Mọc thừa răng là một tình trạng răng miệng khi số lượng răng của bạn trở nên quá nhiều. Số lượng tiêu chuẩn của răng sữa là 20 chiếc và răng vĩnh viễn là 28 – 32 chiếc. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào trong bộ răng và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong miệng. Răng sữa chính là chiếc răng đầu tiên mọc trong miệng, thường ở trẻ em độ tuổi 6 – 7 tháng và rụng dần vào khoảng 7 – 12 tuổi. Răng vĩnh viễn sau đó sẽ thay thế chỗ của răng sữa và thường mọc ra hết trong khoảng thời gian người đó đạt 21 tuổi. Một người gặp tình trạng có nhiều hơn 20 chiếc răng sữa hoặc nhiều hơn 32 răng vĩnh viễn gọi là mọc thừa răng. Những chiếc răng bổ sung đó được gọi là răng thừa.

Răng mọc thừa phổ biến nhất là răng vĩnh viễn và răng cửa trước ở hàm trên. Răng mọc thừa nhiều thứ hai chính là bốn chiếc răng hàm trong cùng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mọc thừa răng là gì?

Đau và sốt là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mọc thừa răng.

Bệnh này được phân thành bốn nhóm dựa trên hình dáng và vị trí, bao gồm:

  • Dạng hình nón. Loại này mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên;
  • Dạng củ. Loại này mọc ở vị trí răng cửa của hàm trên và có hai hoặc nhiều chỗ lồi lỏm hoặc chỏm. Đây là trường hợp hiếm và thường mọc theo cặp;
  • Dạng răng phụ. Loại này mọc kế bên chiếc răng cửa hoặc đôi khi mọc ở phía sau răng cửa;
  • Dạng u răng. Đây là một loại răng bất thường. Bác sĩ mô tả loại này như một loại tụ máu hoặc khối u. Bệnh này liên quan đến khoảng cách biểu mô và trung mô đến điểm hình thành men răng và ngà răng nhưng thường rất khó nhận biết. U răng có thể đạt đến một kích thước nhất định và gây cản trở sự phát triển của răng trong khu vực lân cận.

Các vị trí mọc thừa răng phổ biến nhất là ở phía trước hàm nhưng thỉnh thoảng cũng ở phía sau hàm.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn phải đi gặp bác sĩ khám ngay lập tức nếu bạn gặp những triệu chứng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mọc thừa răng?

Bác sĩ cho rằng các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường dẫn đến bệnh này. Trường hợp một chiếc răng thừa là điều tương đối phổ biến nhưng nhiều răng mọc thừa là hiếm gặp ở những người không có bệnh liên quan hoặc các hội chứng khác. Nhiều răng thừa không bao giờ nhú lên nhưng chúng gây cản trở cho các răng gần đó khiến cho những chiếc răng này không thể nhú lên hoặc gây ra các vấn đề răng hoặc cấu trúc răng khác. Mọc thừa răng ở khu vực răng hàm là dạng hiếm nhất. Bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp X-quang răng để chẩn đoán bệnh mọc thừa răng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mọc thừa răng?

Một cuộc khảo sát trên 2.000 học sinh đã cho thấy răng mọc thừa có 0,8% là răng sữa và 2,1% là răng vĩnh viễn.

Răng mọc thừa có thể là một hoặc nhiều chiếc, một bên hoặc hai bên, đã nhú hoặc mọc ngầm, một hàm hoặc cả hai hàm trên và dưới. Tình trạng nhiều răng mọc thừa hiếm gặp ở những người không có bệnh liên quan hoặc các hội chứng khác. Các điều kiện có khả năng dẫn đến bệnh mọc thừa răng bao gồm sứt môi, loạn phát xương đòn ở sọ và hội chứng Gardner. Sự phân mảnh của lá răng trong quá trình hình thành hàm ếch dẫn đến bệnh mọc thừa răng kết hợp với hở môi và hở vòm miệng. Tỷ lệ răng vĩnh viễn mọc thừa tại hàm ếch ở trẻ em sứt môi hoặc vòm miệng, một hoặc cả hai bên được xác định là chiếm 22,2%. Tỷ lệ răng mọc thừa ở bệnh nhân loạn phát xương đòn sọ dao động từ 22% ở vùng răng cửa hàm trên đến 5% tại khu vực thuộc răng hàm.

Nam giới thường mắc bệnh này nhiều gấp hai lần so với phụ nữ.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh mọc thừa răng?

Nếu bố mẹ hoặc người thân bạn mắc bệnh này thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ mắc phải bệnh mọc thừa răng. Một số nhà khoa học cho rằng môi trường bị ô nhiễm cũng gây ra bệnh mọc thừa răng nhanh chóng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh mọc thừa răng?

Thỉnh thoảng, răng mọc quá số lượng thường không có triệu chứng và có thể được phát hiện tình cờ khi khám X-quang. Chi tiết bệnh sử, kiểm tra lâm sàng, điều tra kỹ lưỡng, chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp là điều bắt buộc phải làm khi chẩn đoán bệnh mọc thừa răng. Bác sĩ có thể phát hiện răng ngầm khi kiểm tra X-quang. Đôi khi, các bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị mắc phải bệnh răng mọc thừa trong trường hợp răng không mọc được, răng sữa xuất hiện, khe hở răng rộng và thừa răng. Kỹ thuật chụp X-quang song song và hình ảnh tổng thể để kiểm tra khớp hàm trước và khu vực xung quanh các chân răng là phương pháp hữu ích nhất để xác định rõ vị trí răng mọc thừa. Gần đây, bác sĩ cũng sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để phát hiện răng thừa.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mọc thừa răng?

Điều trị tùy thuộc vào loại, vị trí, tác động hoặc nguy cơ tác động của răng mọc thừa đến răng kế cận. Việc kiểm soát răng mọc thừa nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện chứ không tách biệt. Phương pháp điều trị bệnh răng mọc thừa bao gồm:

Chỉ định loại bỏ răng mọc thừa

Bác sĩ sẽ khuyến cáo loại bỏ các răng mọc thừa khi bạn nằm trong các trường hợp sau:

  • Răng cửa mọc chậm hoặc bị di dời;
  • Có bệnh lý liên quan;
  • Cần chỉnh nha răng cửa ở gần các răng mọc thừa;
  • Răng mọc thừa làm tổn hại xương ổ răng thứ cấp ghép trong môi và vòm miệng bệnh nhân hở hàm ếch;
  • Các răng trong xương được chỉ định cấy ghép;
  • Răng thừa tự mọc lên;
  • Phần răng cửa ở trung tâm bị trì hoãn hoặc không mọc được.

Chỉ định giám sát nhưng không loại bỏ răng mọc thừa

Nhổ răng không phải lúc nào cũng là phương pháp điều trị tốt cho răng mọc thừa. Bác sĩ có thể theo dõi mà không cần loại bỏ nếu bạn nằm trong các trường hợp sau:

  • Các răng liên quan mọc đạt yêu cầu;
  • Không cần điều trị chỉnh hình răng;
  • Không có bệnh lý liên quan;
  • Việc nhổ răng gây tổn hại đến các răng liên quan.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mọc thừa răng?

Duy trì sự khoẻ mạnh là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh mọc thừa răng vì bác sĩ cho rằng không có phương án nào có thể hoàn toàn phòng ngừa được bệnh này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328