back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Kỹ thuật trợ giúp tinh binh dị dạng thụ tinh với trứng

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tinh trùng tròn, dị dạng khiến không thể thụ tinh với trứng, là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn hoặc thụ tinh nhân tạo nhiều lần vẫn thất bại, phải nhờ y học “trợ lực”.

Tiến sĩ Bạch Thị Thu Cúc, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, cho biết tinh trùng và trứng là hai loại tế bào được biệt hóa ở mức rất cao. Trong sinh sản, tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử, từ đó phát triển thành phôi, thai và sinh ra cá thể mới. Giai đoạn “gặp mặt” của tinh trùng và trứng, hàng loạt phản ứng sinh học, hóa học cực kỳ phức tạp diễn ra, giúp cho hai loại tế bào này hòa hợp vào làm một.

Nếu quá trình này “trục trặc” ở một khâu nào đó, tinh trùng sẽ không thể thụ tinh với trứng. Kể cả dùng phương pháp tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương noãn (ICSI), vẫn có khoảng 2-3% ca thất bại. Khi đó, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) để tinh trùng thụ tinh cho trứng.

Theo bác sĩ, AOA có kết quả khả quan đối với tinh trùng bất thường nặng hoặc tinh trùng có hình dạng bình thường nhưng thụ tinh thất bại nhiều lần. Ngoài ra, mỗi người có tiền sử, điều kiện về thể lực… riêng, áp dụng AOA giúp cá thể hóa điều trị được trúng đích và hiệu quả hơn.

Tiến sĩ dẫn chứng trường hợp một cặp vợ chồng hiếm muộn do bất thường tinh trùng – tinh trùng đầu tròn (globozoospemia). Đây là bất thường về hình dạng tinh trùng hiếm gặp ở nam giới, chiếm tỷ lệ thấp hơn 0,1%, tức là thay vì có hình oval thì đầu tinh trùng có hình tròn, nhỏ, ít acrosome. Do đó, kỹ thuật đơn giản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển không hiệu quả do tinh trùng không thể tự thụ tinh noãn. Sau chu kỳ IVF kết hợp AOA, người vợ có thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên, sinh thường một bé gái nặng hơn 3 kg ngày 1/6/2021.

Trường hợp khác hiếm muộn 7 năm, người chồng có tinh trùng bất thường nặng cả ở cấu trúc đầu, cổ và đuôi (severe teratozoospermia). Năm 2020, hai vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Bưu điện. Do tinh trùng có hình dạng bất thường nặng, bệnh viện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) cho 3 trứng, số trứng còn lại được đông lạnh lại để tìm biện pháp xử lý. Sau đó, gia đình bệnh nhân có nguyện vọng xin tinh trùng ngân hàng. Ngày rã đông trứng và thực hiện IVF, kíp tư vấn và thuyết phục gia đình dành 2 trứng rã đông để thực hiện IVF với tinh trùng của chồng kèm theo biện pháp AOA. Hiện, thai kỳ được hơn 7 tháng, sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định.

Ngoài ra, AOA cũng có thể thực hiện ở trường hợp tinh trùng bình thường, vô sinh không rõ nguyên nhân. Cặp vợ chồng hiếm muộn 9 năm, đã IVF hai lần thất bại. Các bác sĩ tư vấn thực hiện IVF lần 3 có AOA, may mắn đậu thai. Tháng 8/2021, chị sinh con khoẻ mạnh.

Theo tiến sĩ, thế giới chưa ghi nhận bất thường trên em bé sinh ra sau IVF có hỗ trợ hoạt hóa noãn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, AOA cũng như các tác động “nhân tạo” khác, có thể ảnh hưởng đến hệ thống di truyền ngoại gene (epigenetics) của phôi.

“Do đó, chúng tôi không tiến hành phương pháp này rộng rãi mà khảo sát, tìm hiểu rất kỹ lưỡng tiền sử và đặc điểm từng ca trước khi thực hiện”, tiến sĩ nói. Nói cách khác, AOA chỉ được tiến hành khi các bác sĩ, nghiên cứu viên và bệnh nhân đạt mức đồng thuận cao về tính cần thiết của phương pháp này trên từng bệnh nhân cụ thể.

Chuyên viên phôi học TT Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện thực hiện quy trình hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chuyên viên phôi học TT Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện thực hiện quy trình hỗ trợ hoạt hóa noãn (AOA). Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Vô sinh, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân như tinh trùng yếu, kém, tỷ lệ dị dạng cao hoặc rối loạn buồng trứng, tắc vòi trứng bệnh tử cung, rối loạn phóng noãn (rụng trứng), niêm mạc tử cung mỏng hoặc viêm lộ tuyến… Trong các cặp vợ chồng vô sinh, 40% do vợ, 30% do chồng, 20% do cả hai và 10% không rõ nguyên nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn. Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị.

Kỹ thuật điều trị vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng phát triển. Hiện có nhiều phương pháp điều trị như thụ tinh nhân tạo (IUI) bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm. Các trường hợp vô tinh do tắc nghẽn sẽ được áp dụng phương pháp PESA, chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da. Trường hợp vô sinh không do tắc nghẽn phù hợp để triển khai phương pháp TESE hoặc Micro TESE.

Cộng đồng ngày nay cũng cởi mở hơn đối với người vô sinh, hiếm muộn. Nhiều gia đình không còn mặc cảm, chủ động tìm đến bác sĩ điều trị. Bác sĩ khuyên vợ chồng nên khám tiền hôn nhân để kiểm tra khả năng sinh sản và điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, đảm bảo an toàn trước khi mang thai.

Minh Anh


Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328