back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh suy gan cấp • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Suy gan cấp là tình trạng mất chức năng gan xảy ra nhanh chóng – trong vài ngày hoặc vài tuần – thường ở một người không có bệnh gan từ trước. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là vàng da khởi phát nhanh, mệt mỏi, hôn mê gan và suy đa tạng.

Đây là một bệnh lý phức tạp và tiến triển nhanh chóng. Nếu không được điều trị, suy gan cấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Biến chứng của bệnh suy gan cấp

Người có các biểu hiện của bệnh suy gan cấp cần được can thiệp y tế kịp thời để tránh các biến chứng sau:

Phù não

Phù não là tình trạng tích tụ dịch trong não, làm gia tăng áp lực nội sọ. Hiện tượng phù có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ não, gây cản trở quá trình cung cấp máu và oxy lên não. Điều này khiến nhiều hoạt động của não bị gián đoạn, thậm chí gây chết tế bào não.

Rối loạn đông máu

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình đông máu. Do đó, khi chức năng gan bị suy giảm, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chảy máu. Điều này có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Biến chứng nhiễm trùng

Người bệnh suy gan cấp không được điều trị đúng cách có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong đó, thường gặp nhất là các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Suy thận

Tình trạng suy gan có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận, dẫn đến suy thận. Đặc biệt, biến chứng này rất dễ xảy ra nếu người bệnh suy gan dùng thuốc acetaminophen quá liều.

Biến chứng thần kinh

Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh suy gan cấp là hội chứng não gan (còn gọi là hôn mê gan). Đây là tình trạng suy giảm chức năng não do gan không thể loại bỏ độc tố ra khỏi máu.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà hội chứng này có thể có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng rối loạn hành vi, suy giảm nhận thức và hôn mê.

Rối loạn chuyển hóa

Các biến chứng chuyển hóa thường gặp do suy gan cấp bao gồm:

  • Hạ đường huyết: Do giảm dự trữ glycogen ở gan và tăng cholesterol máu
  • Hạ natri máu
  • Hạ kali máu
  • Hạ phosphat máu
  • Nhiễm toan chuyển hóa

Quá trình chẩn đoán bệnh suy gan cấp

Để xác định người bệnh có bị suy gan cấp hay không, đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều tra bệnh sử và quan sát các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, buồn nôn… Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán suy gan cấp sau:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định gan của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Người bệnh có thể được yêu cầu lấy mẫu máu để làm xét nghiệm thời gian prothrombin. Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra thời gian đông máu. Quá trình đông máu của người bị suy gan cấp diễn ra chậm hơn bình thường. 

Bên cạnh đó, các xét nghiệm men gan ALT, AST cũng sẽ được thực hiện để đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan.

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để quan sát các tổn thương gan và xác định nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người bệnh sẽ cần chụp CT bụng hoặc MRI để kiểm tra gan và mạch máu.

Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện một số nguyên nhân gây bệnh như hội chứng Budd-Chiari hoặc khối u.

Sinh thiết – kiểm tra mô gan

Thủ thuật sinh thiết lấy một mẫu mô gan nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Điều này giúp bác sĩ biết rõ tình trạng tổn thương tế bào gan.

Người bệnh suy gan thường dễ chảy máu trong quá trình sinh thiết. Do đó, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết gan qua tĩnh mạch cảnh – một thủ tục đặc biệt cho phép bác sĩ đưa kim vào tĩnh mạch ở cổ người bệnh.

Bilirubin toàn phần

Nếu bilirubin trong huyết thanh ở mức trên 250μmol/L chứng tỏ người bệnh đang có tình trạng tương đối nặng. Bên cạnh đó, các chỉ số men gan AST và ALT cao cũng phản ánh các tế bào gan đang bị tổn thương.

Điều trị bệnh suy gan cấp

Phương pháp điều trị bệnh suy gan cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra nó. Trong nhiều trường hợp, quá trình chữa trị không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh mà còn liên quan đến việc ngăn ngừa các biến chứng.

Các phương pháp chủ yếu dùng để điều trị bệnh bao gồm:

Điều trị bệnh suy gan cấp bằng thuốc

Đối với trường hợp suy gan cấp do dùng acetaminophen quá liều, người bệnh có thể được chỉ định dùng N-acetylcystein (viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch). Loại thuốc này cũng phát huy tác dụng trong các tình huống suy gan do các nguyên nhân khác.

Nếu suy gan do viêm gan virus, bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh một số loại thuốc điều trị tùy thuộc vào loại viêm gan đang mắc phải. Trong trường hợp suy gan do viêm gan tự miễn, bác sĩ có thể điều trị bằng steroid.

Điều trị bệnh suy gan cấp bằng phẫu thuật

Nếu bệnh suy gan cấp ở mức độ nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì người bệnh có thể cần phải phẫu thuật ghép gan. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng đạt đủ tiêu chuẩn để được phẫu thuật. Họ cần đáp ứng nhiều yếu tố như không có bệnh tim tiềm ẩn, nhiễm trùng nặng hoặc các căn bệnh khác (như AIDS).

Quá trình ghép gan sẽ thay thế phần mô gan bị tổn thương bằng mô gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Bên cạnh các phương pháp điều trị suy gan, bác sĩ cũng sẽ tiến hành các thủ tục để ngăn ngừa và kiểm soát các biểu hiện của biến chứng. Họ có thể cung cấp một số loại thuốc để giảm áp lực nội sọ, sàng lọc nhiễm trùng và ngăn ngừa xuất huyết nội tạng.

Tiên lượng sống của căn bệnh này phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của người bệnh. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bị suy gan cần nghiêm chỉnh tuân theo phác đồ chữa trị của bác sĩ.

Suy gan cấp là một căn bệnh nguy hiểm với diễn biến tương đối nhanh chóng và phức tạp. Do đó, để tránh gặp biến chứng, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328