Ông Dũng (65 tuổi) đã mắc đái tháo đường 5 năm nay, nhưng do dùng thuốc đều đặn cộng thêm kiêng khem tốt, sức khỏe của ông vẫn ổn. Bỗng nhiên một buổi sáng thức dậy, ông vô cùng hoảng hốt khi thấy cả bàn chân trái tê buồn như có kiến bò. Nghĩ rằng nắn bóp một chút là đỡ, nhưng ai ngờ chỉ mới chạm tay vào, ông thấy đau nhức như ngàn mũi kim châm. Quá lo sợ vì chẳng biết tê bì chân tay như vậy là bị gì, ông nói con đưa đi bệnh viện gấp để kiểm tra.
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết ông Dũng bị biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường, đây chính là nguyên nhân khiến cứ 32 giây lại có một người đái tháo đường bị cắt cụt chi. Tưởng tượng ra cảnh bị cắt mất một phần cơ thể, ông hoang mang tột độ. Mỗi tối, hai vợ chồng ông đều cùng nhau đi dạo, tập thể dục, thỉnh thoảng đến nhà bạn bè chơi, ông còn mơ lâu lâu đi du lịch nữa. Ông nghĩ dại, nếu chẳng may phải cắt cụt chi, mình sẽ trở thành gánh nặng cho con cháu.
Ông tức tốc tìm hiểu cách điều trị tê bì chân tay và biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh đái tháo đường. Sau nhiều ngày tham khảo tài liệu và hỏi bạn bè, cuối cùng ông cũng tìm ra cách.
Tại sao người đái tháo đường lại bị biến chứng tê bì chân tay?
Ông Dũng không phải là trường hợp ngoại lệ gặp biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, với biểu hiện ban đầu là tê bì đầu ngón chân, ngón tay, sau đó lan tỏa ra cả bàn chân/bàn tay. Đó chưa phải là tất cả, biến chứng này còn gây ra nhiều triệu chứng phức tạp như: nóng rát gan bàn chân, đau nhức bắp thịt, chuột rút, biến dạng bàn chân…
Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường với tỷ lệ mắc lên tới 70%. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người đái tháo đường cao tuổi và mắc bệnh lâu năm. Thống kê cho thấy, có tới một nửa số người bệnh đái tháo đường típ 2 đã có biểu hiện biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ làm gia tăng các chất thải độc hại. Các chất thải này gây tổn thương toàn bộ hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Các sợi thần kinh bị tổn thương và nuôi dưỡng kém là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh do đái tháo đường và triệu chứng điển hình là tê bì chân tay.
“Tê bì, châm chích, bỏng rát chân tay khiến tôi đứng ngồi không yên”
“Trước đây, tôi là một người năng động nhưng giờ thấy việc là ngại bởi vì biến chứng đái tháo đường. Người lúc nào cũng khó chịu, dễ cáu kỉnh, có khi nổi khùng chỉ vì chuyện không đâu. Cứ phải đứng lên đi lại liên tục vì cứ ngồi lâu là chân tay buồn bực, tê mỏi. Ban ngày đã vậy, đêm đến còn khổ hơn vì mỗi lần xoay người, quần áo cọ vào da thịt lại thấy đau nhức, bỏng rát”, ông Dũng chia sẻ.
Mặc dù vậy, ông Dũng vẫn là một trong số ít người may mắn vì phát hiện biến chứng thần kinh do đái tháo đường ở giai đoạn sớm. Còn rất nhiều người bệnh đái tháo đường khác khi phát hiện biến chứng đã ở giai đoạn muộn: bàn chân đã bị biến dạng hoặc mất cảm giác hoàn toàn. Biến chứng thần kinh kết hợp với biến chứng mạch máu do tiểu đường khiến vết thương ở tứ chi rất lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, hoại tử và hậu quả là nhiều người phải chấp nhận tháo khớp, cắt chân chỉ vì một vết thương nhỏ.
Giải pháp cho chứng tê bì chân tay
Khi có biểu hiện tê bì chân tay, người bệnh đái tháo đường cần nghĩ ngay đến biến chứng thần kinh và điều trị đúng hướng. Việc ổn định đường huyết không đủ để kiểm soát biến chứng đái tháo đường nên người bệnh cần một giải pháp chuyên biệt hơn bằng cách kết hợp những điều sau đây:
1. Kiểm soát đường huyết
Bệnh thần kinh đái tháo đường có thể biến chuyển khả quan hơn khi đường huyết ổn định. Để kiểm soát chỉ số đường huyết, nguyên tắc đầu tiên mà người bệnh cần tuân thủ là sử dụng thuốc trị đái tháo đường đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chế độ ăn uống và vận động cũng quan trọng không kém.
Đối với người thừa cân hoặc béo phì, cần giảm cân để giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường và giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khi bị tê bì tay chân, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, kết hợp tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu và tuyệt đối không được hút thuốc lá.
2. Chăm sóc bàn chân
Khi bị tê bì chân tay, bạn nên rửa chân, tay hàng ngày bằng nước ấm và lau thật khô. Sau đó, thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày, dép hoặc vớ dày để ngăn ngừa thương tích cho đôi chân.
Ngoài ra, khi đã có biểu hiện biến chứng thần kinh, người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để kịp thời phát hiện và điều trị các vết thương, vết loét, phòng ngừa nhiễm trùng, hoại tử và đoạn chi.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn biết cách giảm tê bì chân tay do bệnh tiểu đường. Hãy cùng thực hiện ngay hôm nay để ngăn ngừa biến chứng này nặng hơn nhé!
[embed-health-tool-bmi]