Thông thường, các cơn đau lưng sau khi tập luyện thường do căng cơ hoặc dây chằng trên lưng. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Bạn đã từng tập thể dục bị đau lưng chưa? Bạn có biết nguyên nhân xảy ra và cách đối phó với cơn đau? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân nào khiến tập thể dục bị đau lưng?
Thông thường, đau lưng xảy ra do căng cơ hoặc dây chằng trên lưng. Vấn đề này thường do kỹ thuật sai hoặc tư thế không đúng khi luyện tập. Khi lưng cong, phần hông có nhiều khả năng tạo thêm áp lực lên cơ và dây chằng vì chúng ở một góc cao.
Các triệu chứng tập thể dục bị đau lưng là gì?
Cường độ đau lưng thay đổi từ cảm giác đau nhẹ đến mãn tính. Bạn có thể bị đau đớn do co thắt hoặc lưng nhạy cảm khi chạm vào. Một số trường hợp tập thể dục bị đau lưng nghiêm trọng bao gồm các triệu chứng yếu và tê ở cột sống. Nếu bạn bị mất kiểm soát bàng quang (tiểu không kiểm soát) hoặc mất kiểm soát về ruột, đây là trường hợp nghiêm trọng cần điều trị y tế khẩn cấp.
>>> Bạn có thể quan tâm: 7 bài tập 1 phút giảm đau lưng nhanh chóng
Tập thể dục bị đau lưng, bạn có nên tiếp tục?
Nếu một bài tập nào đó khiến cơn đau lưng của bạn thêm trầm trọng, bạn không nên cố gắng tập luyện. Nguyên nhân là vì cơn đau thường là cách cơ thể cảnh báo bạn rằng bạn đang làm sai. Tập thể dục bị đau lưng có thể báo hiệu cho bạn một số dấu hiệu sau:
- Bạn đang thực hiện bài tập cụ thể không đúng cách.
- Bài tập bạn đang áp dụng không giúp cải thiện cho tình trạng lưng dưới.
- Bạn đang có chấn thương khác hoặc các bệnh lý về tình trạng lưng dưới tiềm ẩn.
Bạn cũng nên hạn chế nâng tạ tự do hoặc tập các bài cần phải chuyển động gập người lặp đi lặp lại, chẳng hạn như các bài tập squat.
Ngoài ra, bạn có thể giảm bớt việc nhấc tạ lên khỏi sàn hay tập quá nhiều động tác gập bụng hay mở rộng lưng thấp. Để giảm tình trạng đau lưng, hãy chắc chắn rằng bạn uốn cong người bằng đầu gối chứ không phải phần lưng khi luyện tập. Bạn cần đảm bảo thiết lập máy tập hoặc thiết bị của bạn đúng cách. Chỉ với việc tập trên máy có chiều cao ghế không phù hợp sẽ khiến lưng bạn bị đau vào ngày hôm sau.
Tập thể dục là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên việc đốt cháy calo không nhất thiết bạn phải bị đau lưng. Nếu bạn bị đau lưng do luyện tập thể chất, hãy từ từ và tăng cường sức mạnh cho phần cơ lưng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình để có chương trình tập luyện phù hợp nhất.
Điều trị tập thể dục bị đau lưng
Nếu không có triệu chứng đau lưng sau khi tập thể dục nghiêm trọng xuất hiện, bạn có thể thử các phương pháp tại nhà sau đây để giảm đau lưng:
- Nghỉ ngơi. Tránh các hoạt động gây áp lực lên lưng và dành thời gian để hồi phục.
- Nằm nghiêng khi ngủ. Điều này sẽ giảm bớt căng thẳng trên lưng và dạ dày.
- Chườm lạnh. Đặt túi đá lạnh lên vùng bị ảnh hưởng để làm dịu cơn đau.
- Thuốc giảm đau. Dùng một số thuốc giảm đau có thể giúp cải thiện tình trạng tập thể dục sai cách bị đau lưng trong một thời gian. Bạn có thể mua chúng tại hiệu thuốc, nhưng hãy tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ.
- Tập thể dục nhẹ. Bạn có thể muốn đi bộ một quãng ngắn để kích thích khu vực bị ảnh hưởng (chỉ khi nào bạn thấy thoải mái). Ví dụ nếu bạn cảm thấy những cơn đau thắt lưng trở nên tồi tệ hơn khi chạy, bạn nên thay thế hoạt động này bằng một bài tập aerobic tác động thấp như đạp xe đạp. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp thay thế cho bất kỳ bài tập nào khiến bạn không thoải mái.
- Liệu pháp nước. Liệu pháp này cho phép nhiều người có thể chống chọi với cơn đau do tập thể dục. Ngoài ra, sẽ giúp bạn giảm áp lực lên cấu trúc lưng dưới của bạn. Ngoài ra, liệu pháp nước cũng có thể được thực hiện trong hồ bơi nước nóng giúp giảm đau bổ sung.
Nếu việc tập thể dục mà bị đau lưng không biến mất sau vài ngày, bạn nên đi gặp bác sĩ.
Các cách ngăn ngừa tập thể dục bị đau lưng
Một số mẹo tập luyện hữu ích giúp bạn hạn chế bị đau lưng, bao gồm:
- Giữ vai bạn ổn định trong quá trình tập luyện để ngăn ngừa tư thế lưng cong tròn.
- Co bóp cơ mông khi nâng tạ lên giúp cho xương chậu được kích hoạt và lưng dưới không bị quá tải.
- Tránh sử dụng tạ quá nặng. Sử dụng tạ nhẹ hơn, nhưng thay vào đó lặp lại nhiều lần.
- Sử dụng máy tập thể dục thay vì nâng tạ tự do.
- Tránh các động tác cử tạ có nguy cơ cao như: đứng tấn, deadlift, cử tạ đẩy và cử tạ giật.
>>> Bạn có thể quan tâm: Mức nâng tạ bao nhiêu là phù hợp để có thân hình chuẩn đẹp?
Trên
[embed-health-tool-bmi]