back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều bạn nên biết khi đi khám bệnh • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bạn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc gặp vấn đề sức khỏe để kịp thời điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu hiểu rõ quy trình khám chữa bệnh, bạn không những tiết kiệm thời gian mà còn biết mình nên hỏi gì khi gặp bác sĩ.

Quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện hay phòng khám sẽ có đôi chút khác biệt tùy vào mỗi cơ sở. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu trước về quy trình khám chữa bệnh, bạn sẽ giảm bớt được thời gian và tránh tâm lý hoang mang khi đến nơi khám bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được khi nào và nội dung gì mình nên trao đổi cùng bác sĩ.

Dưới đây là những điều bạn nên biết về quy trình chuẩn khám chữa bệnh tại các bệnh viện và phòng khám.

1. Đăng ký khám bệnh

Đầu tiên, bạn cần đăng ký thông tin khám chữa bệnh ở quầy tiếp nhận bệnh nhân. Ở bước này, bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, yêu cầu khám bệnh, tiền sử bệnh, bảo hiểm sức khỏe… Sau đó, bạn sẽ trải qua một số bước như:

  • Mua sổ khám bệnh
  • Nộp phí khám bệnh
  • Lấy số thứ tự

Nếu có thẻ bảo hiểm y tế, bạn cần xuất trình thẻ để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm. Trường hợp đi khám bệnh tại đúng nơi đã đăng ký bảo hiểm y tế thì bạn chỉ cần đưa kèm theo thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng vào quầy nhận bệnh. Bạn cần lưu ý rằng thẻ chỉ có hiệu lực nếu đi kèm theo một trong số các loại giấy tờ tùy thân có dán ảnh như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, thẻ học sinh, sinh viên…

Ngoài khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đúng tuyến (đúng với nơi đăng ký khám chữa bệnh), một số trường hợp khám chữa bệnh bằng bảo hiểm khác cần chú ý là:

• Khám chữa bệnh trái tuyến: Trường hợp chuyển tuyến nơi khám chữa bệnh, bạn cần xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.

• Khám lại theo yêu cầu điều trị: Nếu khám lại theo yêu cầu điều trị, người bệnh phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng được cho một lần khám.

• Khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi: Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.

ct-pullquote vcard pullquote-align-full pullquote-border-placement-left” style=”border-color:#F08080 !important;font-size:15px !important;”>

Để đi khám bệnh nhanh chóng, bạn nên chủ động tra cứu thông tin về quy trình khám chữa bệnh đăng tải trên website chính thức của bệnh viện hay phòng khám. Một số cơ sở còn cho phép đăng ký thông tin khám chữa bệnh và lấy số thứ tự trực tuyến giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi. 

2. Khám sơ bộ tại phòng khám chuyên khoa

Sau khi đã có số thứ tự, bạn tiếp tục chờ đợi đến lượt mình được vào phòng khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Tùy từng nơi, bạn sẽ nghe đến lượt số của mình được nhân viên y tế xướng lên hoặc tự theo dõi bảng điện tử bên ngoài. Đây chính là cơ hội để bạn cởi mở trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng mà mình đang gặp phải.

Mặc dù có thể đã có hồ sơ bệnh án trước đó nhưng bạn vẫn nên chia sẻ với bác sĩ nhiều thông tin hơn vì dù sao thì chính bạn mới là người hiểu rõ về cơ thể mình nhất. Những bất thường về sức khỏe trong thời gian gần đây hay diễn tiến của bệnh trong những lần điều trị trước có thể phần nào giúp bác sĩ tránh chẩn đoán bệnh sai.

ct-pullquote vcard pullquote-align-full pullquote-border-placement-left” style=”border-color:#F08080 !important;font-size:15px !important;”>

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cần chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác cho tình trạng bệnh. Khi ấy, bạn sẽ cần thêm một hay nhiều xét nghiệm và phải lưu giữ các kết quả khám để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đưa lại cho bác sĩ.

3. Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng

Tùy theo các chỉ định chuyên môn của bác sĩ mà bạn sẽ cần đến các khoa xét nghiệm riêng biệt. Trong tờ chỉ định thực hiện khám cận lâm sàng của bác sĩ thường có in thông tin nơi khám, do đó bạn cần xem kỹ hoặc hoặc hỏi lại bác sĩ để tránh đi nhầm.

Một số kỹ thuật khám cận lâm sàng, bạn có thể phải tiến hành là:

Siêu âm

Chụp X-quang

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Ở mỗi phòng khám cận lâm sàng, bạn sẽ nhận được kết quả khám ngay hoặc phải chờ đợi để lấy kết quả. Hãy giữ cẩn thận các giấy khám cận lâm sàng này và trình cho bác sĩ để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.

Từ các kết quả cận lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích về tình trạng bệnh của bạn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

4. Nghe hướng dẫn điều trị từ bác sĩ

Sau khi đã hoàn tất các chỉ dẫn khám cận lâm sàng từ bác sĩ, bạn hãy quay trở lại phòng khám chuyên khoa để nhận hướng dẫn điều trị bệnh. Bác sĩ lúc này sẽ phân tích về căn bệnh mà bạn đang mắc phải và đưa ra một hoặc một số giải pháp điều trị phù hợp cho bạn. Có thể một vài thuật ngữ chuyên môn sẽ khiến bạn lúng túng, đừng ngại hỏi lại ngay để hiểu rõ về bệnh tình của mình.

Nếu bác sĩ đưa ra nhiều phương án điều trị khác nhau, bạn cần cân nhắc những ưu điểm và hạn chế của từng phương án để đưa ra lựa chọn tối ưu. Đừng quên lưu ý với bác sĩ một số vấn đề quan trọng:

• Các phương án điều trị: Nếu buộc phải chữa trị bằng các biện pháp khác, bạn cũng nên biết phương pháp đó có rủi ro như thế nào. Nếu bác sĩ yêu cầu nhập viện thì thời gian điều trị là bao lâu và chi phí điều trị như thế nào.

• Chất lượng thuốc: Bác sĩ dĩ nhiên sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc chất lượng tốt nhất, phù hợp với điều trị. Nhưng nếu có một ít kiến thức về thuốc, bạn hãy đưa ý kiến về một loại thuốc mà mình biết có công dụng tương tự để có thêm thông tin. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để có thể chọn lựa thuốc điều trị phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại song vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

• Chế độ dinh dưỡng: Hãy hỏi thêm về các thực phẩm nên và không nên ăn trong thực đơn hàng ngày. Nếu đang theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ về các thành phần trong chế độ ăn để tránh tương tác thuốc.

• Sự thay đổi trong sinh hoạt: Một số bệnh sẽ cần hạn chế vận động hay vận động theo một chế độ đặc biệt. Do đó, bạn hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ về những thay đổi cần thiết trong sinh hoạt để điều trị bệnh hiệu quả.

Đừng chỉ trông chờ vào đơn thuốc được kê toa cuối cùng, bạn hãy cởi mở chia sẻ với bác sĩ về những thắc mắc mà mình đang có để được giải đáp cặn kẽ nhất. Có thể những hướng dẫn không nằm trong đơn lại ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh đấy.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh 

5. Tiếp nhận định hướng điều trị

Khi bác sĩ đã cho đơn thuốc, bạn hãy cầm toa thuốc đến quầy thuốc trong bệnh viện, nộp sổ khám bệnh và chờ lấy thuốc. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định nhập viện khẩn cấp. Khi ấy, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bước tiếp theo tùy theo quy định của từng bệnh viện.

Nếu sử dụng bảo hiểm y tế, bạn sẽ nhận được quyền lợi ưu đãi về giá khi thanh toán tiền thuốc hay điều trị nội trú. Người bệnh thông thường đi khám bệnh theo bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được hưởng bảo hiểm chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh. Một số trường hợp đặc biệt có thể nhận mức chi trả 95% hay 100%.

Bạn hãy nhớ kiểm tra lại thuốc ngay trước khi ra về để tránh nhận nhầm thuốc hay không đúng liều lượng hoặc sai toa thuốc của bác sĩ.

Nhiều người hiện nay khi đi khám bệnh tại các bệnh viện hay phòng khám chỉ trông chờ vào việc được kê đơn thuốc để đỡ bệnh. Thật ra, việc đi khám bệnh là cơ hội để bạn được trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những vấn đề sức khỏe của mình. Vậy nên, hãy chủ động hỏi bác sĩ nhiều hơn để nhận thức được cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất giúp cho bản thân và người thân sống khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé.

Tuyết Trinh HELLO BACSI

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328