back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không? •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời.

Khi dạ dày, cụ thể hơn là lớp niêm mạc dạ dày, bị viêm hoặc sưng, bác sĩ sẽ kết luận bạn đang bị viêm dạ dày. Thực tế, đây không phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có thể chuyển biến tích cực sau khi bạn thực hiện liệu trình điều trị.

Tuy vậy, nếu kết quả điều trị không tốt, bệnh có nguy cơ kéo dài và trở thành viêm dạ dày mãn tính. Tình trạng này có khả năng dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng khác.

Vậy, viêm dạ dày mạn tính là gì? Bạn có thể làm gì để kiểm soát cũng như phòng ngừa nó? Hãy để giúp bạn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Ở dạ dày có những tuyến chịu trách nhiệm sản xuất dịch dạ dày gồm nhiều hợp chất quan trọng có tính axit, nhằm tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Ví dụ như enzyme pepsin là một sản phẩm trong đó, đảm đương trọng trách phân giải protein.

Thực tế, lượng axit trong dạ dày đủ mạnh để tổn thương đến chính cơ quan này. Do đó, lớp niêm mạc dạ dày có nhiệm vụ ngăn chặn tình huống này xảy ra bằng cách tiết ra chất nhầy.

Viêm dạ dày mạn tính là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Nó xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày đã bị viêm nhiễm trong thời gian dài.

Tình trạng viêm gây nên sự thay đổi ở lớp niêm mạc dạ dày, làm mất dần một số tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Đồng thời, đây cũng là yếu tố dẫn đến cảm giác no sớm.

Nếu bạn không có biện pháp can thiệp y tế hoặc điều trị viêm dạ dày không hiệu quả, viêm dạ dày mãn tính xuất hiện có thể đi chung với dị sản hoặc loạn sản. Bạn cần lưu ý rằng đây là những thay đổi tiền ung thư, có nguy cơ phát sinh khối u ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm dạ dày mạn tính thường tốt hơn khi được điều trị, nhưng sẽ cần theo dõi liên tục.

Bạn có thể quan tâm: Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không

Nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính

Dựa vào nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính, các chuyên gia chia tình trạng sức khỏe này thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:

Loại A

Viêm dạ dày mạn tính thuộc nhóm này có xu hướng phát sinh do hệ miễn dịch chủ động tấn công tế bào dạ dày. Ngoài ra, đi kèm với viêm dạ dày mạn tính loại A là vấn đề thiếu hụt vitamin và máu.

Loại B

Theo một số nhà nghiên cứu, viêm dạ dày mạn tính loại B là tình trạng phổ biến nhất, do nguyên nhân bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori hay H. pylori). Vi khuẩn H. pylori có nhiều khả năng gây loét dạ dày hay đường ruột, từ đó trực tiếp dẫn đến ung thư dạ dày.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Biến chứng của loét dạ dày có nguy hiểm không

Loại C

Hầu hết trường hợp, nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính thuộc loại C xuất phát từ sự lạm dụng các chất kích thích của người bệnh, bao gồm:

Thêm vào đó, mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược dịch mật cũng là nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày mạn tính loại C rất dễ gây xói mòn niêm mạc, dẫn đến tình huống chảy máu dạ dày.

Một số loại viêm dạ dày mạn tính khác

Ngoài những nguyên nhân chính như trên, viêm dạ dày mạn tính cũng có thể xảy ra bởi:

  • Căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Mặt khác, viêm dạ dày mạn tính còn bao gồm:

  • Viêm dạ dày phì đại: liên quan đến sự thiếu hụt protein
  • Viêm dạ dày bạch cầu ái toan: thường xảy ra bên cạnh tình trạng dị ứng như hen suyễn hoặc bệnh chàm

Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến viêm dạ dày mạn tính

Thực tế, nguy cơ viêm dạ dày mạn tính của bạn sẽ tăng lên khi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống tạo tác động tiêu cực đến dạ dày, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc muối
  • Thường xuyên hút thuốc lá

Không những thế, một lối sống căng thẳng hoặc trải nghiệm đau buồn cũng có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao nếu bạn đang phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc một số bệnh lý như bệnh Crohn.

Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mãn tính thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Đau bụng trên
  • Khó tiêu
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Ợ nóng hoặc ợ chua
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Sụt cân không kiểm soát

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

Bác sĩ đánh giá viêm dạ dày mạn tính là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Điều này có thể được giải thích rằng căn bệnh này có thể kéo theo hàng loạt vấn đề nguy hiểm hơn nếu không được kiểm soát tốt, ví dụ như:

Chảy máu dạ dày

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của viêm dạ dày mạn tính là chảy máu dạ dày, còn gọi là xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày chảy máu do đã chịu tổn thương nặng, dẫn đến các dấu hiệu như nôn và đi ngoài ra máu.

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu sẽ càng nguy hiểm hơn nếu nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính bắt nguồn từ khuẩn H. pylori. Sự hiện diện của chủng vi khuẩn này có thể tác động đến quá trình sản xuất dịch dạ dày, khiến nồng độ axit tăng cao, thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Thông thường, chảy máu dạ dày dạng nhẹ chỉ gây ra những triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Mạch và huyết áp thay đổi bất thường

Tuy nhiên, tình trạng này khi trở nặng sẽ phát sinh nhiều biến cố khó lường, bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể do thiếu máu nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Suy tim
  • Co giật do thiếu oxy lên não

Đối với trường hợp chảy máu dạ dày dạng nặng, bạn có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó, nhiều bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường khuyến nghị người bệnh nếu bắt gặp những dấu hiệu như nôn ra máu cần lập tức đến bệnh viện gần nhất để nhận chẩn đoán cũng như điều trị ngay từ sớm.

Thủng dạ dày

Một biến chứng khác của viêm dạ dày mạn tính là thủng dạ dày, phát sinh trực tiếp từ tình trạng loét dạ dày. Người bị thủng dạ dày có xu hướng biểu hiện những triệu chứng nguy kịch, bao gồm:

  • Đau dạ dày ở vùng thượng vị với cường độ mạnh. Một số người có thể cảm thấy như bị dao đâm vào bụng và không thể xoa dịu cơn đau.
  • Gặp khó khăn khi thở vì mỗi nhịp hít thở sẽ khiến cơn đau khó chịu hơn.
  • Cơ bụng căng cứng.
  • Từ vùng thượng vị, cơn đau nhanh chóng lan ra khắp khoang bụng.
  • Nhiều người cũng sẽ bắt gặp dấu hiệu đau vai, ngực hoặc lưng.
  • Cơ thể suy yếu.
  • Mặt mũi tái xanh.
  • Tứ chi lạnh do toát nhiều mồ hôi.
  • Huyết áp thấp.

Nếu có tiền sử bị viêm loét dạ dày, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên. Thủng dạ dày là vấn đề sức khỏe cần được cấp cứu khẩn cấp vì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất của các loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm dạ dày mạn tính là ung thư dạ dày. Lúc này, sự phát triển bất thường của các tế bào ở bao tử đã hình thành một hoặc nhiều khối u ác tính.

Người mắc bệnh ung thư dạ dày thường có những biểu hiện như:

  • Đau dạ dày dữ dội
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Khó nuốt
  • Ợ chua hoặc ợ nóng
  • Đi ngoài ra máu
  • Có thể ngất xỉu

Theo thống kê từ các chuyên gia, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến và có nguy cơ di căn cao.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán, kiểm soát cũng như điều trị, những nhà nghiên cứu đã phân chia ung thư dạ dày thành năm giai đoạn khác nhau, gồm:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, còn gọi là ung thư biểu mô vì lúc này các tế bào đột biến đang “cư trú” trên lớp niêm mạc.
  • Giai đoạn 1: Khi tiến đến giai đoạn này, mầm bệnh ung thư đã xâm nhập vào lớp dưới niêm mạc.
  • Giai đoạn 2: Các chuyên gia còn gọi giai đoạn 2 của ung thư dạ dày là ung thư dưới cơ, vì tế bào đột biến đã di chuyển đến lớp cơ.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn đến hạch bạch huyết cũng như các cơ quan xung quanh dạ dày ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Vào giai đoạn này, các khối u ác tính đã có thể lan đến những cơ quan cách xa dạ dày, thậm chí là khắp cơ thể. Tỷ lệ sống sót của người bệnh trong giai đoạn 4 rất thấp.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Trắc nghiệm: bạn đã biết rõ về ung thư dạ dày

Điều trị viêm dạ dày mạn tính

Tùy vào nguyên nhân cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Sử dụng các loại thuốc đặc chế cùng áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là phương pháp được áp dụng cho hầu hết trường hợp, ví dụ như:

  • Đối với viêm dạ dày mạn tính loại A, bác sĩ sẽ tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
  • Trong khi đó, đối với nhóm B, thuốc kháng sinh kèm theo thuốc trung hòa và giảm tiết axit sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
  • Mặt khác, nếu bạn thuộc nhóm C, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc NSAIDs. Đồng thời, lúc này bạn cũng cần kiêng những thức uống chứa các chất kích thích như bia, rượu… để tránh gây tổn thương thêm cho dạ dày.

Các triệu chứng viêm dạ dày mạn tính đôi khi có thể “biến mất” sau vài giờ dùng thuốc hoặc ngưng uống rượu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đây chỉ là tình trạng tạm thời. Do đó, hãy kiên trì thực hiện liệu trình điều trị viêm dạ dày mạn tính theo chỉ định của bác sĩ.

Dinh dưỡng và thực phẩm chức năng

Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống nhằm giảm kích ứng dạ dày. Bạn sẽ cần lưu ý hạn chế những yếu tố như:

  • Chế độ ăn nhiều muối hoặc giàu chất béo
  • Thức uống chứa cồn như rượu, bia…
  • Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn hoặc đông lạnh

Bên cạnh đó, hãy ưu tiên nhóm thực phẩm sau:

  • Phần lớn rau củ quả và trái cây, ngoại trừ những thứ có vị chua hoặc cay như ớt, chanh, cam…
  • Thực phẩm giàu men vi sinh, chẳng hạn như sữa chua
  • Thịt gia cầm và cá
  • Protein có nguồn gốc từ thực vật
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Ngoài ra, một số gia vị dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn Hp cũng như thuyên giảm các triệu chứng viêm dạ dày mạn tính:

Tỏi

Đặc tính kháng khuẩn của tỏi đặc biệt hiệu quả đối với vi khuẩn H. pylori.

Gừng

Hoạt chất trong gừng có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày.

Nghệ

Củ nghệ, đặc biệt là tinh bột nghệ điều chế từ nó, là một vị thuốc quý đối với những dạ dày không khỏe. Khả năng này là nhờ curcumin, một hoạt chất dễ tìm thấy trong tinh bột nghệ. Với đặc tính kháng viêm tốt cũng như chống oxy hóa mạnh, curcumin có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục thương tổn ở dạ dày, đồng thời xoa dịu các cơn đau khó chịu.

Tuy nhiên, hoạt chất trên lại không tan trong nước, dẫn đến sinh khả dụng tương đối thấp. Do đó, để curcumin hoạt động hiệu quả như mong đợi, bạn sẽ cần liên tục dùng tinh bột nghệ liều cao trong thời gian dài. Điều này dễ phát sinh tình huống phản tác dụng, không tốt đối với sức khỏe và cả tài chính của bạn.

Trong những năm gần đây, dựa vào nền khoa học – công nghệ phát triển, một số nhà nghiên cứu đã có biện pháp khắc phục nhược điểm trên: Nano Curcumin. Họ đánh giá chế phẩm này là “phiên bản hoàn thiện” của curcumin, với điểm khác biệt là kích thước phân tử siêu nhỏ (tính theo đơn vị nanometer). Nhờ đó, các phân tử Nano Curcumin có thể rút ngắn thời gian thẩm thấu vào máu, từ đó nhanh chóng phát huy tối đa tác dụng của mình.

Hiện tại, những sản phẩm Nano Curcumin đã có mặt trên thị trường Việt Nam dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với hàng loạt thương hiệu lớn, nhỏ khác nhau. Để đảm bảo nhận được kết quả như mong đợi, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn những thương hiệu uy tín nhé.

Phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính

Áp dụng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng như quản lý tốt mức độ căng thẳng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm dạ dày hiệu quả, từ đó phòng ngừa viêm dạ dày mạn tính cùng những biến chứng kèm theo xảy ra.

Mặt khác, hạn chế uống bia, rượu… và tránh phụ thuộc vào nhóm thuốc NSAIDs (ibuprofen, naproxen và aspirin…) cũng là một phương pháp ngăn ngừa viêm dạ dày mạn tính.

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328