Ông Lưu, 52 tuổi, người Vân Nam, Trung Quốc, bị đau bụng trên liên tục trong suốt 3 tháng, đồng thời chán ăn và sụt cân, sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với ông Lưu rằng ông đã bị ung thư dạ dày.
Tệ hơn nữa, kiểm tra thêm cho thấy các tế bào ung thư cũng đã di căn đến những nơi xa. Điều này có nghĩa là ông Lưu bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Nghe vậy, ông Lưu rất suy sụp và thắc mắc, trước đây sức khỏe ông rất tốt, bụng không đau hay ngứa, tại sao khi phát hiện ra đã bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối? Ngoài ra, ông không có tiền sử gia đình ung thư, không thường hút thuốc hay uống rượu, thực sự không hiểu tại sao lại bị ung thư dạ dày?
Ảnh minh hoạ. |
Bác sĩ nói với ông Lưu, sự hình thành và phát triển của ung thư dạ dày là một quá trình lâu dài, không thể nào dạ dày khỏe mạnh sau ba tháng đã là giai đoạn cuối, ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào.
Có thể từ vài năm trước, ông Lưu đã bị ung thư dạ dày nhưng lúc đó không có triệu chứng gì, thời gian trôi qua, ung thư dạ dày tiếp tục tiến triển, do xâm lấn tại chỗ hoặc di căn xa mà sinh ra triệu chứng và cơn đau. Do đó cần chú ý, không có triệu chứng không có nghĩa là không có ung thư dạ dày, một khi có triệu chứng thường có nghĩa là ung thư dạ dày đã ở giai đoạn nặng.
Nhiều người có quan niệm giống như ông Lưu, họ cho rằng bản thân không có tiền sử gia đình, không hút thuốc uống rượu, đơn thuần cho rằng ung thư dạ dày sẽ không tìm đến mình, đây đương nhiên là một cách hiểu sai lầm. Sự hình thành ung thư dạ dày có liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó di truyền, hút thuốc lá và nghiện rượu chỉ là 3 yếu tố.
Sau khi hỏi han, bác sĩ phát hiện ông Lưu đặc biệt thích ăn đồ muối chua và đồ hun khói, đồ đã qua chế biến, hầu như ngày nào ông cũng ăn món này. Thực tế, đồ chua và đồ hun khói không phải là không được ăn, mà nên ăn ít. Nếu như ngày nào cũng ăn trong thời gian dài, thân thể dễ sinh ra vấn đề.
Ảnh minh hoạ. |
Thứ nhất, với đồ muối chua, hàm lượng nitrat rất cao, thỉnh thoảng ăn đồ muối chua thì không vấn đề gì nhưng nếu ăn lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều nitrat vào cơ thể. Nitrat dưới tác động của cơ thể được chuyển hóa thành nitrit, sự kết hợp giữa nitrit và protein sẽ tạo thành nitrosamine, đây là một chất gây ung thư mạnh.
Thứ hai, với thực phẩm hun khói, trong quá trình chế biến thực phẩm hun khói, các chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng và benzopyrene có thể được tạo ra, đồng thời có thể tồn tại các chất gây ô nhiễm như formaldehyde, hợp chất N-nitroso và alkaloid β-carboline. Những hóa chất này cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Một điểm rất quan trọng nữa là đồ muối chua, đồ hun khói chứa hàm lượng muối cao, ăn quá nhiều muối cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ phá hủy hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày, nếu không có hàng rào bảo vệ này thì niêm mạc dạ dày sẽ trực tiếp tiếp xúc với axit dịch vị, có tính axit ăn mòn, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến hậu quả có thể được tưởng tượng.
Ảnh minh hoạ. |
Nhiều người cho rằng thuốc lá và rượu là 2 tác nhân dễ gây ung thư dạ dày nhất, thực tế thói quen ăn uống không lành mạnh mới là tác nhân gây ung thư quan trọng nhất, nguy cơ ung thư dạ dày do đồ ngâm chua, hun khói thậm chí gấp 10 lần thuốc lá và rượu.
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, quan trọng nhất là duy trì thói quen ăn uống điều độ, không ăn đồ ngâm chua, hun khói, không ăn quá mặn, những người có tiền sử hút thuốc, nghiện rượu nên bỏ càng sớm càng tốt.
Đối với một số người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày nên kịp thời đến bệnh viện để tầm soát ung thư dạ dày.
1. Nơi bạn sống là khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao
2. Bạn phát hiện mình bị nhiễm Helicobacter pylori khi khám sức khỏe
3. Bạn đã nội soi dạ dày và được chẩn đoán là polyp dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm teo dạ dày.
4. Trong gia đình bạn có người thân bị ung thư dạ dày
5. Bạn thường thích ăn đồ muối chua và đồ hun khói
6. Bạn có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu trong thời gian dài
Nếu bạn gặp một hoặc nhiều điều trên, nên đến bệnh viện để tầm soát ung thư dạ dày kịp thời.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư.