back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

11 cách chữa viêm nang lông có thể thực hiện tại nhà• DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm nang lông là tình trạng da dễ xảy ra khi các nang lông bị nhiễm trùng hoặc kích ứng. Chúng trông giống mụn trứng cá, thường bắt đầu là những nốt đỏ, nhỏ. Bạn có thể bị viêm nang lông ở mặt, tay, lưng và chân. Làm cách nào để chữa viêm nang lông tại nhà hiệu quả?

Vi khuẩn hoặc nấm có thể khiến nang lông bị viêm. Các trường hợp viêm nang lông nhẹ có thể tự biến mất trong vài ngày, các trường hợp nặng hơn cần được bác sĩ tư vấn và điều trị. Tình trạng này không lan truyền từ người qua người nhưng có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể bạn.

Triệu chứng viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu. Chúng có thể giống như phát ban nhỏ màu hồng/đỏ trên da. Các dấu hiệu viêm nang lông thể nhẹ dễ nhận biết bao gồm:

  • Ngứa
  • Đau nhức
  • Bỏng rát hoặc châm chích
  • Da thô ráp, khô hoặc bong tróc

Chẩn đoán viêm nang lông

Một số cách chuẩn đoán bệnh như:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng: tổn thương, hơi ngứa hoặc đau do nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm: Cạo vảy da tônt thương để để xét nghiệm vi nấm.

11 cách chữa viêm nang lông đơn giản mà hiệu quả tại nhà

1. Tắm và vệ sinh thường xuyên

Tẩy tế bào chết

Bạn nên làm sạch da với sữa tắm/xà phòng 2 lần/ngày, xà phòng có chứa salicylic acid, tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Sau đó bạn hãy lau khô người bằng khăn sạch và tránh dùng chung khăn với người khác.

Sản phẩm tẩy tế bào chết hiệu quả, an toàn cho da:

Vệ sinh đồ dùng cá nhân

Ngoài ra, sử dụng nước nóng và nước giặt gốc thực vật để giặt quần áo và khăn tắm đã chạm vào vùng da viêm nang lông.

2. Mặc quần áo rộng rãi, khô ráo

Viêm nang lông có thể xảy ra do mặc quần áo có chất liệu gây kích ứng hoặc cọ xát nhiều với da. Do đó, bạn hãy tránh mặc các loại quần như quần yoga, legging, quần tất và các loại quần áo bó sát khác.

Da ẩm ướt cũng dễ bị nhiễm trùng hơn. Bạn nên mặc các loại vải rộng rãi, thoáng khí hoặc hút ẩm như cotton, lụa và linen. Lau khô người và thay đồ ngay nếu bạn ra nhiều mồ hôi hoặc quần áo bị ướt.

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm nang lông da đầu: Hiểu để điều trị dứt điểm

3. Đắp khăn ấm để chữa viêm nang lông

Đắp khăn thấm nước ấm sẽ giúp làm dịu lỗ chân lông bị sưng và đau. Bạn nên sử dụng khăn mới hoặc khăn đã tiệt trùng bằng cách cho khăn vào đun sôi hoặc làm sạch bằng nước giặt kèm nước ấm.

  • Bước 1: Đun 500ml nước, để nguội bớt khi nước ấm hoặc bằng nhiệt độ phòng
  • Bước 2: Thêm 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều
  • Bước 3: Ngâm khăn vào dung dịch nước muối pha loãng rồi vắt bớt nước
  • Bước 4: Ấn nhẹ khăn lên vùng da bị viêm
  • Bước 5: Lặp lại nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng khăn sạch

4. Cách trị viêm nang lông bằng nha đam

Gel nha đam (lô hội) giúp da nhanh lành tổn thương, làm mát và dịu vùng da bị mẩn đỏ, sưng tấy. Gel lô hội cũng có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bạn nên dùng loại gel lô hội nguyên chất và bôi lên da sau khi tắm để tăng tính thẩm thấu.

Bạn có thể quan tâm: Làm gel lô hội tại nhà với công thức đơn giản không ngờ!

5. Rửa bằng oxy già – cách trị viêm nang lông tức thì

Bạn có thể tìm mua oxy già (hydrogen peroxide) ở bất kỳ hiệu thuốc nào gần nhà. Loại thuốc này giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.

  • Bước 1: Pha loãng oxy già với nước sạch, vô trùng hoặc sử dụng trực tiếp.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp lên da bằng tăm bông. Bạn có thể sử dụng bình xịt nhỏ cho các khu vực lớn hơn.
  • Bước 3: Để khô và thoa lại nếu cần.
  • Bước 4: Tránh sử dụng oxy già trên những vùng da khỏe mạnh – bạn không muốn tiêu diệt vi khuẩn “tốt” trên da. Một số vi khuẩn còn giúp loại bỏ vi trùng gây nhiễm trùng như viêm nang lông.

6. Bôi kem kháng sinh

Kem, gel và thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn có thể giúp làm sạch các vùng da bị viêm nang lông. Bạn nên tìm các loại kem kháng sinh chuyên dùng để bôi lên vết cắt và vết xước. Thoa kem bằng tăm bông sạch.

Kem bôi kháng sinh cũng có thể “quét” sạch những loại vi khuẩn có lợi trên da. Vì vậy, bạn không nên dùng quá nhiều kem kháng sinh và chỉ sử dụng khi cần thiết. Nó có thể quét sạch vi khuẩn “thân thiện” cho da và cơ thể.

7. Dùng kem chống ngứa để chữa viêm nang lông

Các loại kem dưỡng da chống ngứa chứa urea 5-10% giúp da dưỡng ẩm tốt hơn.

Retinoids cũng giúp làm dịu các triệu chứng viêm nang lông. Retinoids kích thích lớp tế bào da cứng và chết trên bề mặt bong ra, có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong viêm nang lông do vi khuẩn.

Lưu ý, bôi tại nhà nên bắt đầu từ nồng độ thấp. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng lên vùng da bị viêm và nhớ rửa tay sau khi dùng.

8. Tránh dùng dao cạo

Một số loại viêm nang lông xảy ra khi cạo râu trên mặt, đầu hoặc cơ thể. Lí do là bởi dùng dao cạo có thể gây kích ứng da và làm hở các nang lông, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn nên tránh cạo lông cho đến khi hết viêm. Nếu dùng dao cạo trên mặt, hãy dùng lưỡi còn sắc bén để đường đi trên da mượt mà hơn. Đừng quên làm sạch da trước và sau khi cạo với nước ấm.

9. Ngừng wax lông

Wax lông có thể làm nang lông mở ra quá nhiều, từ đó khiến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể thử phương pháp tẩy lông khác như kem tẩy lông.

Bạn có thể quan tâm: Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết

10. Cách trị viêm nang lông bằng tinh dầu

Các nghiên cứu y học cho thấy một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm gây viêm nang lông.

Khi sử dụng, bạn không nên thoa trực tiếp tinh dầu lên da. Hãy pha loãng tinh dầu bằng cách thoa trộn thêm một vài giọt dầu nền hoặc kem dưỡng ẩm. Tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, nếu sử dụng trực tiếp hoặc quá nhiều có thể gây kích ứng da.

Các loại tinh dầu có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như:

Tránh dùng tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Chúng có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo chọn mua tinh dầu từ thương hiệu uy tín và luôn thử kiểm tra trên da trước khi sử dụng loại dầu mới.

11. Cách trị viêm nang lông bằng trà xanh

Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông. Bên cạnh, tác dụng giúp giữ cho làn da sạch sẽ, trà xanh còn hỗ trợ điều tiết mồ hôi và tiết dầu.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch nắm lá trà rửa sạch, và đun sôi nước và để nguội
  • Bước 2: Bạn có thể dùng khăn tắm thấm vào nước trà để tiến hành rửa vùng da bị viêm nang lông (vùng dưới nách). Lưu ý xà xát mạnh làm vỡ mụn nhọt và lây lan ra vùng da khác
  • Bước 3: Lau khô bằng khăn bông sạch

Điều trị viêm nang lông bằng thuốc

Tuỳ vào tình trạng viêm nang lông, bạn nên đến thăm bác sĩ để kiểm tra và kê đơn thuốc chữa viêm nang lông để kiểm soát bệnh.

Trong trường hợp phát ban cấp tính, bệnh xuất hiện trong một thời gian ngắn do vi khuẩn Staph (chốc lở của Bockhart). Bác sĩ có thể kê đơn

  • Thuốc uống: Cephalexin, dicloxacillin hoặc kháng sinh đường uống tương tự.
  • Thuốc bôi kháng sinh tại chỗ: Thuốc mỡ Bactroban.

Nếu viêm nang lông mãn tính hoặc tái phát ít có bạn khả năng chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh như tetracycline hoặc minocycline trong 4 đến 6 tuần.
  • Các loại kem sát trùng cho vùng da viêm nang lông như Xerac-AC (dung dịch nhôm chlorhydrate), dung dịch Cleocin-T hoặc gel Benzaclin. Lưu ý không dùng cho da nhạy cảm và khô.

Lưu ý các loại thuốc điều trị trên điều cần hướng dẫn và kê đơn từ bác sĩ, vì mỗi tình trạng viêm nang lông sẽ có hướng điều trị, sử dụng thuốc khác nhau. Vì vậy không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho da.

>>> Tìm hiểu: Top 8 sữa tắm trị viêm nang lông được nhiều chị em săn đón năm 2022

Phòng ngừa viêm nang lông

Bạn có thể tự chăm sóc và áp dụng biện pháp viêm nang lông như:

  • Luôn vệ sinh da sạch sẽ
  • Hạn chế cạo râu
  • Kiểm tra mức độ hóa chất khử trùng của bồn tắm nước nóng và bể bơi nước nóng trước khi sử dụng. Bể bơi hoặc bồn tắm nước nóng càng ấm thì các hóa chất sẽ biến mất càng nhanh. Điều này sẽ khiến bồn tắm kém hiệu quả hơn trong việc chống lại vi khuẩn, có hại cho da
  • Sau khi đi bơi, hay tắm bồn nước nóng, bạn cần bỏ đồ bơi và tắm sạch lại
  • Mặc quần áo thoáng khí để mồ hôi gây bí tắc

>> Bạn có thể tham khảo: 5 nhãn hiệu kem trị viêm nang lông bạn cần biết

Tình trạng viêm nang lông phải đi gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp bạn thấy thấy tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng, bạn cần thăm khám bác sĩ ngày. Một số dấu hiệu cần liên hệ bác sĩ như:

  • Viêm nang lông lây lan sang các bộ phận khác trên da
  • Các đầu nang lông cứng hoặc đau
  • Các vết sưng rỉ chảy chất lỏng
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi hoặc bất kỳ triệu chứng khác

>>> Tham khảo: Triệt lông vĩnh viễn: Những lưu ý nào khi triệt lông?

Ngoài ra, bạn có thể tẩy lông vĩnh viễn bằng laser để giảm thiểu việc cạo/tẩy lông, tránh kích ứng da và cũng là cách trị viêm nang lông lâu dài. Một số dạng viêm nang lông nặng hơn có thể dẫn đến rụng tóc hoặc để lại sẹo. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như chảy mủ, loét… Còn lại, thông thường viêm nang lông sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328