Hiện tượng tim đập nhanh nên được chú ý khi bạn có cảm giác tim đang bỏ lỡ một nhịp hoặc tăng số lần đập nhiều hơn bình thường.
Không phải lúc nào hoạt động quá sức và căng thẳng cũng làm tim đập nhanh hơn. Tình trạng này có thể gây rung ở ngực và cổ cũng như tăng nhịp tim một cách đột ngột. Nếu bạn đang có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mối liên hệ giữa thức ăn và tim mạch
Tình trạng tim đập nhanh hơn sau mỗi bữa ăn có thể do những nguyên nhân sau:
1. Thực phẩm chức năng
Một số thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng khi dùng kèm với bữa ăn có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh, bao gồm:
- Cam đắng: Dùng để chữa chứng ợ nóng, giảm cân và điều trị các vấn đề về da
- Ephedra: Dùng để chữa cảm lạnh, nhức đầu và tăng mức năng lượng của người dùng
- Nhân sâm: Được sử dụng để tăng năng lượng tinh thần và thể chất
- Táo gai: Dùng để chữa các bệnh về tim chẳng hạn như đau tức ngực
- Valenrian: Một số người có thể dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn ăn uống, lo lắng và trầm cảm
2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim đập nhanh:
- Ít uống nước cũng như hấp thu những thực phẩm chứa nhiều kali
- Nếu bị hạ huyết áp hoặc đường huyết thấp, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải chứng tim đập nhanh cao hơn do chế độ ăn uống nhiều carbohydrate và đường tinh luyện
- Sử dụng nhiều bia rượu
- Dị ứng thực phẩm
- Chứng ợ nóng khi ăn đồ cay cũng có thể gây tim đập nhanh
- Thực phẩm chứa nhiều muối như đồ hộp hoặc thức ăn được chế biến sẵn
3. Caffeine
Theo nghiên cứu, hiện tượng tim đập nhanh có thể là kết quả của việc nhạy cảm với caffeine. Caffeine có nhiều trong thực phẩm và đồ uống phổ biến như:
- Cà phê
- Trà
- Soda
- Nước tăng lực
- Chocolate
Tim đập nhanh và các bệnh về tim mạch
Một tình trạng về tim mạch có thể khiến bạn dễ gặp hiện tượng tim đập nhanh:
- Nhịp tim bất thường
- Tim đập quá nhanh
- Rung xoang nhĩ
- Rung tâm nhĩ
- Thiếu máu cục bộ
- Xơ vữa động mạch.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu chưa từng gặp tình trạng tim đập nhanh trước đây, bạn nên đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Mặc dù đa phần tình trạng này khá lành tính, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe, nhất là khi nhịp tim thay đổi kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Khó thở
- Đổ mồ hôi nhiều
- Mất định hướng
- Đau đầu nhẹ
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Đau ngực
Ngoài ra, tim đập nhanh có thể là triệu chứng của một số vấn đề như:
- Thiếu máu
- Mất nước
- Mất máu
- Đường huyết thấp
- Máu thiếu oxy
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Sốc
Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy tim đang đập nhanh quá mức hoặc khi được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trước đó.
Các biện pháp chữa trị
Việc chữa trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán. Nếu bác sĩ kết luận rằng hiện tượng tim đập nhanh không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn chỉ cần thay đổi thói quen sống. Tránh dùng thuốc cảm thông thường chứa thành phần pseudoephedrine cũng như các chất kích thích trong thực phẩm và đồ uống. Hạn chế hút thuốc lá sẽ giúp làm giảm triệu chứng tim đập nhanh.
Nếu hiện tượng tim đập nhanh là vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị giúp chống loạn nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu trên khắp cơ thể của bạn. Những loại thuốc này thường có thể giúp điều trị tình trạng của bạn trong vòng vài giờ.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có những thông tin cần thiết về hiện tượng tim đập nhanh. Nếu bạn thấy sức khỏe bản thân có vấn đề bất thường, đến bệnh viện kiểm tra ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
[embed-health-tool-heart-rate]