back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nhận diện những ngành nghề dễ đau xương khớp

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hơn 1/3 số người trên 65 tuổi có các triệu chứng đau xương khớp. Điều này cho thấy đau xương khớp là căn bệnh không của riêng ai. Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp, trong đó có yếu tố liên quan đến ngành nghề dễ đau xương khớp. Những công việc có động tác lặp đi lặp lại hay phải ngồi một chỗ hoặc hoạt động thể chất quá mức… dễ khiến bạn có nguy cơ bị đau nhức xương khớp.

Đau xương khớp là hệ quả của tình trạng viêm xương khớp. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn và xương bị tổn thương hoặc độ dày lớp sụn đệm khớp mỏng dần theo thời gian, bề mặt sụn trở nên thô ráp khiến các đầu xương chà xát với nhau gây đau. Ngoài ra, tình trạng chấn thương sụn khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp. Người bị viêm xương khớp thường phải chịu đau đớn, cứng khớp, sưng, thậm chí là không thể hoạt động bình thường…

Đau xương khớp gây ảnh hưởng nhiều đến các khớp ở cánh tay, ngón tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khớp ngón chân, hông và thắt lưng.

Những ngành nghề dễ đau xương khớp

Nếu bạn làm một trong những ngành nghề dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ bị đau xương khớp:

  • Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn: Nếu là diễn viên múa, vũ công hay diễn viên xiếc, nhào lộn… bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đau xương khớp. Việc phải vận động với cường độ cao trong khi tập luyện và biểu diễn khiến bạn dễ bị chấn thương xương khớp dẫn đến đau xương khớp.
  • Hoạt động trong lĩnh vực thể thao: Vận động viên thể dục dụng cụ, cử tạ, đua xe đạp, tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá… có nguy cơ cao mắc bệnh đau xương khớp. Những va chạm mạnh trong tập luyện và thi đấu dễ khiến bạn bị chấn thương, tác động xấu đến sụn khớp làm gia tăng nguy cơ đau xương khớp.
  • Nhân viên y tế: Hộ lý, điều dưỡng… Nếu làm việc trong lĩnh vực này, bạn khó tránh khỏi nguy cơ bị đau xương khớp vì thường xuyên phải đứng nhiều, cúi gập người, nâng đỡ bệnh nhân… Nhân viên y tế thường gặp các vấn đề về lưng và khớp.
  • Giáo viên: Giáo viên nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh đau xương khớp, đặc biệt là viêm khớp chân, đầu gối vì thường xuyên phải đứng nhiều giờ trong ngày. Nếu là giáo viên nữ, bạn nên chọn giày cao vừa phải, đế bằng nhằm tránh dồn sức nặng của cả cơ thể lên phần đầu mũi chân. Để giảm căng thẳng cho bàn chân, bạn không nên đứng một chỗ, hãy đi lại trong lớp học và tranh thủ ngồi khi có thể.
  • Công nhân ngành dệt may, in ấn, nhân viên văn phòng…: Việc ngồi/đứng yên một chỗ quá lâu và ngồi sai tư thế có thể khiến các khớp bị cứng lại, khiến bạn dễ bị tổn thương khi vận động đột ngột.
  • Lao động phổ thông: Công nhân xây dựng, công nhân bốc vác, thợ thủ công (thợ mộc, thợ làm gốm, thợ đan lát…), nhân viên vệ sinh… thường xuyên phải khuân vác vật nặng, nâng vác sai tư thế hay ngồi làm việc lâu một chỗ… là những nguyên nhân khiến bạn bị đau xương khớp.
  • Tài xế: Do đặc thù công việc là ngồi hàng giờ sau vô lăng, nên tài xế xe khách đường dài, tài xế xe tải, taxi, tài xế xe container, tài xế xe nâng trong các bến cảng… thường không có thời gian thư giãn tay chân. Ngoài ra, việc thiếu vận động cùng với thời gian ngủ không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp.
  • Tiểu thương, nhân viên bán hàng, thu ngân: Người làm những ngành nghề này đòi hỏi phải đứng/ngồi hàng giờ, rướn người để lấy hàng hóa, chỉ di chuyển trong không gian chật hẹp của sạp hàng hay quầy thu ngân. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp. Những chuyển động lặp lại và việc đứng hoặc ngồi quá lâu như thế sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Yếu tố nguy cơ khác có thể khiến bạn mắc bệnh đau xương khớp

Ngoài yếu tố nghề nghiệp kể trên, các yếu tố sau cũng là nguyên nhân khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp:

  • Gia đình có người bị đau xương khớp: Nếu bố mẹ, anh chị em bị đau xương khớp, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Hiện nay, các bác sĩ chưa giải thích được tại sao lại có tình trạng trên và chưa tìm ra được loại gen gây bệnh.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì: Khi phải nâng đỡ một cơ thể quá nặng, hệ cơ xương khớp của bạn dễ bị tổn thương. Người thừa cân, béo phì thường bị đau khớp ở các vị trí như bàn chân, đầu gối, hông, xương sống…
  • Yếu tố giới tính: Phụ nữ dễ bị đau xương khớp hơn nam giới. Do đó, nếu là nữ và trên 50 tuổi, bạn nên đi khám cơ xương khớp để được tư vấn và có biện pháp phòng ngừa bệnh.
  • Bạn từng bị chấn thương xương khớp hoặc mắc một trong những bệnh sau: gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường, chứng hủy xương… Đây là những căn bệnh làm gia tăng nguy cơ đau xương khớp.

Phương pháp phòng tránh bệnh đau xương khớp

Nếu bị đau khớp nặng, bạn không thể vận động hay làm những công việc thường ngày và có thể dẫn đến trầm cảm. Biện pháp điều trị có thể là dùng thuốc lâu dài, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, đặc biệt là viêm khớp gối, hông. Vì vậy, việc điều trị đau xương khớp ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và tài chính của bạn.

Khi làm những ngành nghề có nguy cơ cao bị đau xương khớp, bạn nên có biện pháp phòng bệnh từ sớm bằng những cách sau đây:

    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ví dụ như ăn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, ăn cá có nhiều chất béo (cá trích, cá hồi, cá ngừ…), hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều trái cây, rau củ quả…
    • Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và dùng các chất gây nghiện khác, không lạm dụng rượu bia và thức uống có cồn.
    • Duy trì tập thể dục: Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, ít tác động mạnh lên các khớp như đi bộ, bơi lội, tập yoga. Hãy tránh các hoạt động làm gia tăng tình trạng đau xương khớp như chạy bộ, thể dục nhịp điệu với cường độ cao…
    • Tránh mang vác vật nặng. Nếu phải nâng vật nặng, bạn ngồi xuống, từ từ nhấc vật cần nâng lên, tuyệt đối không cúi người xuống để nâng vật nặng vì có thể gây tổn thương cột sống.
    • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Bạn nên đi lại 1 – 2 phút mỗi 45 – 60 phút ngồi làm việc.
    • Giảm cân: Nếu đang thừa cân, béo phì, bạn nên giảm cân để giảm áp lực lên hệ xương và khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như hông, đầu gối và bàn chân.
    • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328