Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do lạm dụng các loại thuốc bôi hoặc mỹ phẩm chứa corticoid trong thời gian dài. Dư lượng corticoid tích tụ làm cho da bị giãn mạnh, mọc mụn, ngứa ngáy khó chịu hoặc thậm chí gây những bệnh về da nghiêm trọng hơn.
Cùng tìm hiểu da nhiễm corticosteroid là gì và cách xử lý như thế nào qua bài viết dưới đây!
Da nhiễm corticoid là gì?
Corticosteroid tại chỗ là một loại thuốc steroid bôi trực tiếp lên da để giảm viêm và kích ứng. Corticoid thường được sử dụng dưới dạng kem thuốc, hoặc thuốc mỡ, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, corticosteroid tại chỗ hiếm khi có tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí gây da nhiễm Corticosteroid như.
Dấu hiệu da nhiễm corticoid
Da nhiễm Corticosteroid cấp độ 1
Phát ban xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi ngừng sử dụng corticosteroid tại chỗ trong nhiều tháng. Da bắt đầu đỏ (ban đỏ) ngay vùng da sử dụng corticosteroid, thậm chí lan ra rộng vùng xung quanh.
Ngoài ra, corticosteroid làm da trở nên mỏng và yếu đi, dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng giãn mao mạch (các mao mạch nổi chằng chịt trên da mặt).
Da nhiễm Corticosteroid cấp độ 2
- Ở cấp độ 2, da bắt đầu khô và có thể cảm thấy khá dày.
- Sưng (phù nề) và sẩn có thể xảy ra.
Da nhiễm Corticosteroid cấp độ 3
- Da nóng rát và châm chích khó chịu
- Có biểu hiện ngứa, đặc biệt là khi vết đỏ mờ dần và bắt đầu giai đoạn đóng vảy khô
Da nhiễm Corticosteroid cấp độ 4
Trường hợp da mặt bị nhiễm corticoid nặng thường có dấu hiệu:
- Da bị kích thích, đau rát
- Có tình trạng phát ban giống như viêm da dị ứng
Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng tìm cách phục hồi da nhiễm corticoid sớm để ngăn ngừa khó điều trị về sau.
Nguyên nhân khiến da nhiễm corticoid
Corticoid còn gọi là glucocorticoid/ Corticosteroid. Đây là dược chất kháng viêm phổ biến trong da liễu.
Thông thường, liều lượng corticoid trong thuốc được kiểm soát chặt chẽ và được bác sĩ kê theo đơn thuốc cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay có rất người tiêu dùng tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, đặc biệt việc tin dùng các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc, chứa hàm lượng cao corticoid khiến cho da bị nhiễm độc, hư hại và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Những sản phẩm này thường có 2 đặc tính nổi bật, bao gồm:
Tính kháng viêm mạnh
Chúng có khả năng điều trị khỏi các loại mụn mủ, mụn viêm trên da mặt.
Khả năng bào mòn da nhanh
Sản phẩm chứa corticoid vừa nhanh làm mỏng da, vừa khiến da giữ nước nên người dùng nhanh chóng hết sạm, nám sau khi sử dụng.
Tuy nhiên kết quả thần tốc có được nhờ tác dụng của corticoid sẽ mất đi nhanh chóng. Người dùng sẽ nhận thấy tác dụng phụ trái ngược hoàn toàn trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid.
Điều trị da nhiễm corticoid
Da nhiễm corticoid nên làm gì? Nhiễm độc corticoid càng nặng, việc điều trị sẽ càng mất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, nếu nghi ngờ da bị nhiễm corticoid, bạn hãy nhanh chóng đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và xác định mức độ tổn thương da.
Da nhiễm corticoid nhẹ
Da nhiễm corticoid nên dùng gì? Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn ngưng sử dụng tất cả mỹ phẩm đang sử dụng và tìm ra mỹ phẩm có chứa corticoid để vứt bỏ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc bằng cách dùng thuốc trị nhiễm corticoid nhẹ để da mau phục hồi.
Cách điều trị da nhiễm corticoid nặng
Khi tìm hiểu da nhiễm corticoid và cách điều trị, bạn sẽ thấy khi bị nhiễm độc chất corticoid, da đã suy yếu, mức độ nặng đến đâu tùy thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng. Một số trường hợp da nhiễm độc corticoid trên một năm khiến cho da bị mụn nước, mụn viêm, nám, thậm chí là hoại tử, nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nhiễm Corticoid nặng đồng nghĩa da đã bị “nghiện” corticoid. Vì vậy, bạn không nên ngừng sử dụng sản phẩm đột ngột. Điều này sẽ gây ra các phản ứng mạnh trên da. Vì vậy, quá trình điều trị bắt buộc là phải giảm dần liều lượng corticoid trên da. Theo đó, bạn cần, giảm dần liều lượng corticoid để da thích ứng dần theo trình tự sau:
- Giảm tần suất sử dụng sản phẩm chứa corticoid, chẳng hạn thay vì 3 lần/ngày thì giảm còn 2 lần/ngày.
- Khi da đã thích ứng thì bạn tiếp tục giảm tần suất đồng thời giảm liều lượng/lần sử dụng.
- Ngưng sử dụng khi triệu chứng tổn thương do corticoid ở mức ổn định nhẹ.
Cách chữa da mặt bị nhiễm corticoid khác
Hiện nay có rất nhiều nhiều phương pháp mang lại hiệu quả phục hồi da nhiễm corticoid ngày càng khả quan hơn, bao gồm:
Sử dụng thảo dược
Phục hồi da nhiễm corticoid bằng thảo dược: Đây là phương pháp dùng thảo dược có công dụng giải độc, tiêu viêm, dưỡng huyết nhằm giải quyết tình trạng nhiễm độc da kết hợp với dưỡng chất phục hồi và chăm sóc da. Biện pháp này giúp phục hồi da bên trong và chăm sóc da từ bên ngoài.
Sử dụng các sản phẩm phục hồi
Thuốc bôi ngoài da là không thể thiếu đối với một làn da nhiễm corticoid. Các sản phẩm dưỡng ẩm, phục hồi giúp củng cố và bền vững hơn hàng rào bảo vệ da, da khỏe hơn và đủ dưỡng chất hơn có thể giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm tình trạng giãn mao mạch trên da.
Sử dụng thuốc kê đơn
Bên cạnh thuốc bôi ngoài da, người bị viêm da do nhiễm corticoid có thể được bác sĩ kê một số loại một số thuốc kháng sinh và kháng viêm giúp kiểm soát triệu chứng, nhất là dạng phát ban nổi nốt chứa mủ. Đơn thuốc sẽ giúp mau chóng cải thiện một số triệu chứng tương đối khó chịu trên da và phòng ngừa viêm nhiễm nặng hơn.
Lăn kim và peel da
Đây được xem là hai phương pháp chữa trị làn da nhiễm corticoid có mụn được các chuyên gia da liễu ưa chuộng. Liệu trình lăn kim và peel da bao nhiêu buổi tùy thuộc vào mức độ nhiễm corticoid của da. Tuy nhiên độ sâu của kim lăn và peel cần được kiểm soát tốt để tránh làm tổn hại hơn làn da nhiễm corticoid đang mỏng manh
Sử dụng công nghệ Laser ánh sáng đặc biệt
Với tình trạng mụn do corticoid, công nghệ này sử dụng ánh sáng chớp cường độ năng lượng cao có dải bước sóng từ 400 – 700nm & 870-1200nm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn từ đó giúp da phục hồi.
Một số cách phục hồi da nhiễm corticoid tại nhà
- Chườm đá hoặc gạc mát để làm dịu da
- Vệ sinh sạch da mặt 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý.
- Trong thời gian điều trị hạn chế ra ngoài, nên che chắn cẩn thận và tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
- Không dùng tay sờ vào vùng da bị bệnh, không gãi ngứa, không bóc da, không nặn mụn để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Tăng cường uống các loại nước ép trái cây, sinh tố rau xanh. Đồng thời uống nhiều nước lọc để cung cấp độ ẩm cho da.
- Kiêng và hạn chế các món ăn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ đóng hộp, có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Da nhiễm corticoid cần được nhận biết và điều trị sớm và đúng cách để giúp khả năng phục hồi da cao hơn. Ngược lại nếu chủ quan để tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng, người bệnh có thể phải sống chung vĩnh viễn với da mụn, nám, sạm…
[embed-health-tool-bmi]