back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Khi nào cảnh báo ung thư da? • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Phần lớn các nốt ruồi trên da đều vô hại. Tuy nhiên, nốt ruồi bị ngứa hoặc có những thay đổi bất thường về hình dạng, màu sắc, kết cấu… có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư da.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến nốt ruồi bị ngứa cũng như mối liên hệ giữa nốt ruồi và bệnh ung thư da trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân khiến nốt ruồi bị ngứa

Cảm giác ngứa ngáy trên bề mặt nốt ruồi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc sử dụng các sản phẩm mới, bao gồm nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa… là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

Bên cạnh đó, tình trạng kích ứng cũng có thể xảy ra khi da bị khô, bong tróc do cháy nắng hoặc các lý do khác. Do đó, nếu bạn bị ngứa ở một nốt ruồi nào đó, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bạn có đang sử dụng một loại xà phòng, nước giặt hoặc nước xả vải mới không?
  • Bạn có sử dụng loại kem dưỡng có thành phần gồm chất tạo mùi hoặc các hóa chất gây kích ứng da không?
  • Bạn có sử dụng một loại nước hoa, dầu thơm hoặc chất khử mùi toàn thân nào mới không?
  • Bạn có thử sử dụng một loại kem nhuộm da nào không?
  • Bạn có tiếp xúc hoặc bị phơi nhiễm với bất kỳ hóa chất nào trong công việc không?
  • Bạn có nghi ngờ sản phẩm nào mình đang sử dụng có thể gây kích ứng da không?

Bằng việc trả lời những câu hỏi trên, bạn có thể khoanh vùng các nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn ngứa nốt ruồi. Tuy nhiên, nếu nốt ruồi tiếp tục bị ngứa dù đã ngưng dùng các sản phẩm gây kích ứng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Trong một số trường hợp, nốt ruồi bị ngứa có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính cần điều trị kịp thời.

Sự khác biệt giữa nốt ruồi bình thường và nốt ruồi bất thường

Thông thường, nốt ruồi có dạng hình tròn nhỏ, màu nâu hoặc màu đen. Bề mặt của chúng có thể gồ lên hoặc nằm ngang bằng với vùng da xung quanh.

Trong khi đó, nốt ruồi sẽ được xem là bất thường nếu màu sắc của nó không đồng nhất hoặc bị thay đổi hình dạng trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, nốt ruồi bất thường cũng sẽ có các đặc điểm khác biệt gồm:

  • Phần viền hoặc cạnh của nốt ruồi không đều
  • Có kích thước lớn hơn cục tẩy ở cây bút chì
  • Có nhiều sự thay đổi so với thời gian trước đó

Không phải tất cả các nốt ruồi bất thường hoặc nốt ruồi bị ngứa đều là dấu hiệu của ung thư da. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám tại bệnh viện da liễu nếu nhận thấy một nốt ruồi bị ngứa, chảy máu hoặc có những thay đổi đáng kể.

Mối liên hệ giữa nốt ruồi và ung thư da hắc sắc tố

Ung thư da hắc sắc tố là một trong những loại ung thư da nghiêm trọng nhất. Trong đó, những thay đổi bất thường của nốt ruồi (về hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu) được xem là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bên cạnh đó, khối u ác tính cũng có thể hình thành cùng những nốt ruồi mới mọc.

Các triệu chứng của ung thư da hắc sắc tố bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng màu đen hoặc xanh đen bên trong nốt ruồi
  • Thay đổi màu da xung quanh nốt ruồi
  • Tình trạng đỏ và sưng lan sang các vùng da lân cận
  • Nốt ruồi hoặc các vùng da gần đó bị ngứa hoặc đau rát
  • Các vết loét không lành trên da

Trong một số trường hợp, ung thư hắc tố có thể xảy ra ở mắt, gây mờ mắt, mất thị lực hoặc xuất hiện các đốm đen trong mống mắt.

Các loại ung thư da khác khiến nốt ruồi bị ngứa

Theo một nghiên cứu vào năm 2014, có đến 37% các tổn thương do ung thư da gây ngứa và 28% trường hợp gây ra cảm giác đau rát. Ngoài ung thư da hắc sắc tố, nốt ruồi bị ngứa còn có thể do các loại ung thư khác gây ra, bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ung thư biểu mô tế bào đáy

Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một trong những loại ung thư da phổ biến nhất. Bệnh thường phát triển tại những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt và cổ. Nếu được phát hiện sớm, ung thư biểu mô tế bào đáy hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là loại ung thư da phổ biến thứ 2 sau ung thư biểu mô tế bào đáy. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở các tế bào vảy. Triệu chứng đặc trưng của loại ung thư da này là các mảng đỏ có vảy và các vết loét hở trên da.

Bệnh này có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, tế bào ung thư sẽ tiếp tục xâm lấn vào các lớp da sâu hơn. Đồng thời, ung thư biểu mô tế bào vảy cũng có thể di căn đến các hạch bạch huyết kế cận, các mô hoặc cơ quan xa trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Điều may mắn là  trên thực tế, ung thư tế bào vảy di căn tương đối hiếm gặp.

Điều trị tình trạng nốt ruồi bị ngứa

Khi nhận thấy các thay đổi bất thường về hình dáng và kích thước của nốt ruồi, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Những nốt ruồi bị ngứa, chảy máu, có kích thước lớn hoặc nghi ngờ sẽ phát triển thành ung thư nên được loại bỏ sớm.

Có 2 phương pháp tẩy nốt ruồi được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng bị ảnh hưởng, loại bỏ nốt ruồi rồi khâu lại vết cắt. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy nốt ruồi đi kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định các vấn đề bất thường hoặc tế bào ung thư.

Cạo nốt ruồi

Phương pháp này thường được chỉ định cho các nốt ruồi có kích thước nhỏ. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ dùng một lưỡi dao nhỏ để loại bỏ phần gồ lên của nốt ruồi. Tiếp đó, mẫu mô thu được từ nốt ruồi sẽ được mang đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Quá trình loại bỏ nốt ruồi cần được thực hiện tại cơ sở y tế. Bạn không nên tẩy nốt ruồi tại nhà vì các tế bào ung thư có thể lưu lại trên da, lây lan rộng hoặc dẫn đến sẹo và nhiễm trùng.

Phần lớn các nốt ruồi đều là lành tính và không cần thiết phải loại bỏ. Tuy nhiên, nốt ruồi bị ngứa hoặc thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da. Chính vì thế, bạn nên thận trọng với các thay đổi của nốt ruồi và lên kế hoạch thăm khám khi cần thiết.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328