back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

 

I.  Nguyên nhân

1.  Do bé bị mất điện giải nhiều qua phân ( điển hình là Kali) dẫn đến chèn ép cơ hoành, gây nôn ói và mất điện giải, làm bụng trướng lên.

2.  Táo bón: gây ứ phân nên vi khuẩn sẽ sinh hơi trong đại tràng làm bụng bé hay bị trướng. Cần đưa bé đến khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp hợp tránh nguy hiểm.

3.  Trào ngược dạ dày:

Hơi bị tống xuất theo chiều ngược với bình thường nên bé hay bị trướng bụng, ợ hơi dễ nôn ói. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để kịp điều trị. Phương pháp điều trị đơn giản nhất là để bé nằm đầu cao hơn, nằm nghiêng, tránh hít sặc khi bé nôn, cho bé uống thuốc điều trị triệu chứng.

4.  Ăn uống không hợp lý:

Bé ăn dặm bột, cháo quá sớm là nguyên nhân dẫn đến tinh bột, glycoprotein không được tiêu hóa tốt trong hệ tiêu hóa còn non nớt của bé sẽ sinh ứ hơi nhiều trong ruột, gây trướng bụng, rất khó chịu và gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài là bé sẽ chậm tăng cân, hay bị bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại thực phẩm họ đậu, đường glucose, surbitol trong trái cây cũng gây sinh hơi nhiều nên khi sử dụng dạng thực phẩm này cũng gây trướng bụng cho một số trẻ -trường hợp này, nên đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn thích hợp.

5.  Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Bé nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng gây bụng căng trướng. Phòng ngừa là cần cho bé ( lớn hơn 2 tuổi) tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

6.  Bệnh về đường ruột

–  Hội chứng đại tràng kích thích

–  Bệnh giảm nhu động ruột làm hơi chứa lâu trong ruột gây trướng.

–  Phình đại tràng bẩm sinh

7.  Bất dung nạp Lactose, tinh bột.

Bé ở tình trạng này sẽ bị trướng bụng khi ăn thực phẩm này.

8.  Nguyên nhân khác.

Cụ thể: Viêm ruột thừa cấp tính, lồng ruột, tắc ruột…cần đưa bé kịp thời tới bệnh viện để can thiệp, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

II.  Phương pháp điều trị

·  Giúp bé xì hơi

 Xì hơi giúp bé bớt khó chịu khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một vài động tác sau:

–  Cử động chân bé giống như đạp xe: đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên tới ngực, sau đó đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên ( giống như đạp xe đạp). Nó khiến bé thích thú lại có thể làm giảm khí trong bụng. ( Lưu ý: không thực hiện động tác này khi bé ăn no).

–  Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ phải giúp bé.

–  Trị đầy hơi bằng củ hành, củ tỏi

Nướng một củ hành ( tỏi), bỏ vào 1 miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị đầy bụng. Lưu ý: Không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé có thể gây bỏng. Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

–  Massage cho bụng

Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé ( không nên massage ngay sau khi trẻ ăn no).

–  Chườm nóng: Dùng hai chiếc khăn tay và làm ấm chúng ( không nên để quá nóng) bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô, dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng  cho bé.

Lưu ý: Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gối và đặt lên bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ 2 và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn số 1, cần cẩn thận không quấn quá chặt, không quá nóng.

–  Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé bị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do rối loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh…

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328