back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HỘI CHỨNG BẤT DUNG NẠP LACTOSE

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Đầy hơi, khó tiêu sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, kéo theo đó là tiêu chảy. Đây là những triệu chứng của hiện tượng cơ thể không dung nạp Lactose. Không chỉ trẻ em mà theo số liệu ước tính, khoảng 75% dân số sau tuổi vị thành niên mắc phải tình trạng bất dung nạp Lactose. Đối với nhiều trẻ em, chỉ cần ăn một ly kem trái cây hoặc một ly sữa vào bữa trưa cũng có thể bị chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy ngay buổi chiều hôm đó. Những đứa trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường này có thể đã mắc Hội chứng bất dung nạp lactose.

1.  Nguyên nhân bất dung nạp lactose

1.1.  Khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường Lactose.

Lactose là một loại đường phức. Cơ thể muốn hấp thụ được thì ruột non phải tiết ra một loại enzyme là Lactase để phân giải Lactose thành đường đơn glucose và galactose. Tuy nhiên cơ thể thiếu Lactase khiến cho đường Lactose không được tiêu hóa, vi khuẩn trong ruột kết biến nó thành acid lactic và cacbon dioxide. Trong vòng khoảng 30 phút, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy.

1.2.  Bất dung nạp Lactose có thể do di truyền

Do nguyên nhân tuổi tác hoặc là do rối loạn tiêu hóa. Lượng enzyme trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào thể trạng mà còn do gen quy định. Nên nếu cha mẹ có lượng enzyme Lactase ít thì con cái của họ cũng có khả năng ít loại enzyme này. Mặt khác, theo sự tăng lên của tuổi tác, cơ thể của chúng ta cũng không sản sinh ra nhiều enzyme Lactase như khi còn nhỏ.

1.3.  Một số người bị rối loạn tiêu hóa cũng gặp trục trặc trong việc tiết Lactase.

2.  Triệu chứng lâm sàng hội chứng bất dung nạp Lactose

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm có chứa Lactose như sữa, bơ và các sản phẩm khác từ sữa. Người dùng cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này ngưng lại ngay khi không dùng các thực phẩm chứa Lactose nữa.

3.  Đối tượng dễ mắc chứng không dung nạp Lactose

–  Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc chứng bất dung nạp Lactose nhất do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, đang tập thích nghi và tăng dần khả năng hấp thụ, miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi bị mắc các triệu chứng bất dung nạp tiêu hóa phổ biến nhất, không chỉ lactose, nhiều trẻ còn bất dung nạp cả sữa của mẹ mình.

–  Bên cạnh đó, nhiều trẻ vị thành niên, người trưởng thành cũng như lớn tuổi không uống được sữa do cơ thể có ít enzyme Lactase. Hiện tượng một số người lớn uống sữa vào buổi sáng khi chưa ăn gì bị đau bụng, tiêu chảy, từ đó họ ngại uống sữa hoặc phải lót dạ trước. Điều này cho thấy, khi dạ dày hoạt động (kiểu lót dạ) thì enzyme ruột non mới được kích thích tiết ra, trong đó có cả Lactase.

–  Những người lớn tuổi và trẻ có cha mẹ mắc chứng bất dung nạp Lactose thường có khả năng mắc chứng này cao hơn người bình thường.

4.  Điều trị chứng bất dung nạp Lactose

Chứng bất dung nạp Lactose không nguy hiểm, các triệu chứng này dừng lại ngay khi dừng ăn các món có nhiều Lactose. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường được phát hiện muộn vì không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nhiều gây mất nước có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Để khắc phục tình trạng này cần:

–  Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều Lactose, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Bổ sung Probiotic trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

–  Cùng với đó là sử dụng men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc để tăng khả năng hấp thụ các chất của dạ dày và ruột non. Đặc biệt, cần bổ sung canxi cho trẻ vì cơ thể thiếu Lactase cũng đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ canxi kém hơn.

–  Đối với trẻ vẫn bú mẹ:

Phải tiếp tục cho trẻ bú, không nên cai sữa bởi sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi trong tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương trong nhiễm trùng.

–  Đối với trẻ đang ăn sữa thông thường

o  Nên đổi sang các loại sữa không có đường Lactose. Có thể thay thế bởi các sản phẩm sử dụng đường Maltodextrin hoặc đường đa có áp lực thẩm thấu thấp. Các sản phẩm sữa có chứa ít lactose như sữa chua, đặc biệt là sữa chua men sống vì vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ chuyển hóa đường lactose thay cho cơ thể, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa lactose.

o  Thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành: Sữa đậu nành có số lượng và chất lượng protein không thua kém sữa bò. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số trẻ có thể bị dị ứng với protein đậu tương. Thêm nữa, không nên dùng sữa đậu nành là thức ăn duy nhất cho trẻ bất dung nạp lactose vì lượng đường, chất béo và một số chất khoáng trong sữa đậu nành ít hơn so với sữa bò.

o  Khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm giàu canxi mà không có lactose, chẳng hạn như bông cải xanh, rau xanh collard, cải xoăn, củ cải xanh, cá hồi, hạnh nhân, đậu nành, trái cây khô, nước cam ép, và đậu phụ.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

 

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328