back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHĂM SÓC TRẺ CÒI XƯƠNG- SUY DINH DƯỠNG

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ bị còi xương- suy dinh dưỡng đang ở mức báo động, do vậy các bà mẹ phải lưu ý để nhận biết các dấu hiệu biếng ăn, suy dinh dưỡng…của con mình để có chế độ chăm sóc phù hợp giúp phát triển ổn định, bền vững.

I.  Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em.

1.  Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa. Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân quan trọng và hay gặp nhất là do mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm con.

2.  Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần. Biến chứng sau viêm phổi, sởi, lỵ…

3.  Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tim bẩm sinh, dị tật sứt môi, hở hàm ếch…

4.  Do điều kiện kinh tế, xã hội: Suy dinh dưỡng là bệnh của nghèo nàn, lạc hậu liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

II.Dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng.

1.  Không lên cân hoặc giảm cân

2.  Teo mỡ ở cánh tay và thịt nhẽo

3.  Mất hết lớp mỡ dưới da bụng

4.  Da xanh, tóc thưa rụng, dễ gãy, đổi màu

5.  Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống, hay bị ỉa chảy.

6.  Cổ phù, hay teo đét, thiếu vitamin gây quáng gà, khô, loét giác mạc…

III.  Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, các yếu tố vi lượng…để đảm bảo cho cơ thể phát triển

Thể nhẹ: Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

Thể nặng: Phải khám và nghe tư vấn của bác sĩ để điều trị.

1.  Chế độ ăn:

–  Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

–  Mẹ thiếu, mất sữa: Dùng các loại sữa bột, công thức theo tháng tuổi.

–  Trẻ từ 06 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, số bữa tăng lên, thức ăn phải sạch, nấu kỹ…

–  Tăng độ năng lượng của bữa ăn bằng cách tăng thêm men tiêu hóa để làm lỏng thức ăn và tăng độ năng lượng của thức ăn.

2.  Loại thực phẩm dùng cho trẻ suy dinh dưỡng

–  Gạo, khoai tây

–  Thịt: gà, lợn, bò, cua, cá, trứng.

–  Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn của bác sĩ.

–  Dầu, mỡ.

–  Các loại rau xanh, quả chín.

3.  Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng.

–  Cho trẻ ăn nhiều bữa/ ngày

–  Tăng dần calo

–  Sử dụng sữa cao năng lượng theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần được ăn bổ sung theo chế độ ăn giống như  trẻ bình thường, số lượng thức ăn/ 1 bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn. Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy, viêm phổi… phải đưa vào điều trị tại bệnh viện

–  Bổ sung cho trẻ vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

4.  Sử dụng sữa?

–  Xác định nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng: Vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh còi xương. Thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột non, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương…có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng ( sữa…)

–  Sử dụng sữa cao năng lượng phải tuân thủ ý kiến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

–  Việc sử dụng sữa không hợp lý sẽ khiến trẻ càng còi xương hơn. Thực tế, nhiều trẻ thường xuyên uống sữa ngoại vẫn không cải thiện được thể còi xương do không phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ.

5.  Lưu ý

–  Tiếp tục cho bé bú mẹ, thời gian bú kéo dài 18 tháng -24 tháng.

–  Trẻ được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

–  Tắm nắng cho trẻ thường xuyên vào buổi sáng và phòng ở phải thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông.

–  Thường xuyên kiểm tra, khám, tư vấn định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328