Sự phát triển toàn diện của con trẻ liên quan mật thiết với sự phát triển vận động. Hiện tượng này bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ phát triển vận động theo trình tự nhất định và ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới các mức độ phát triển khác nhau như: Biết ngồi, đứng, đi…
I. Các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ
1. Vận động thô
· Định nghĩa: Vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động, hoặc phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể.
· Các dạng vận động thô: Lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đá, leo trèo…
Lưu ý: Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước vận động tinh.
2. Vận động tinh
· Định nghĩa: Là kỹ năng liên quan tới các cơ nhỏ của mắt, bàn tay.
· Các dạng vận động tinh: Khả năng cầm, nắm, đồ chơi, xoay, vặn , thêu, đan, vẽ tranh, viết chữ…
Lưu ý: Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi, luyện tập của trẻ.
II. Sự phát triển vận động của trẻ ( 1-6 tuổi)
1. Giai đoạn 1-2 tuổi
· Vận động thô:
– Bé đi bước đầu tiên ( không có người giúp) và bắt đầu chạy, ném bóng
– Bé di chuyển một đồ vật, ngồi nhặt đồ chơi và vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe
– Bé trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
· Vận động tinh:
– Bé bỏ đồng xu vào ống tiền và lật được trang sách. Bé đã biết dùng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển, giữ thăng bằng. Bé biết xây tháp với 2-3 hình khối ( 15 tháng), 3-4 hình khối ( 18 tháng) và vẽ những đường kẻ trên giấy.
2. Giai đoạn 2-3 tuổi
· Vận động thô:
– Bé leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân.
– Bé đi được xe đạp ba bánh.
– Bé đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước…
· Vận động tinh:
– Hoàn thành trò chơi xếp hình. Với 6-7 hình khối ( 2 tuổi), 9-10 hình khối ( 3 tuổi)
– Bé cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thằng, ngang…
– Bé lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình.
Mỗi giai đoạn trẻ sẽ thể hiện các kỹ năng vận động khác nhau. Cha mẹ cần theo dõi và đánh giá để biết cách hướng dẫn, rèn luyện cho con. Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc càng tốt. Nếu cha mẹ lo lắng về bất kỳ mặt nào sự phát triển của trẻ hãy tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Sự phát triển toàn diện của con trẻ liên quan mật thiết với sự phát triển vận động. Hiện tượng này bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ phát triển vận động theo trình tự nhất định và ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới các mức độ phát triển khác nhau như: Biết ngồi, đứng, đi…
I. Các kỹ năng vận động cơ bản của trẻ
1. Vận động thô
· Định nghĩa: Vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động, hoặc phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể.
· Các dạng vận động thô: Lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đá, leo trèo…
Lưu ý: Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước vận động tinh.
2. Vận động tinh
· Định nghĩa: Là kỹ năng liên quan tới các cơ nhỏ của mắt, bàn tay.
· Các dạng vận động tinh: Khả năng cầm, nắm, đồ chơi, xoay, vặn , thêu, đan, vẽ tranh, viết chữ…
Lưu ý: Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi, luyện tập của trẻ.
II. Sự phát triển vận động của trẻ ( 1-6 tuổi)
1. Giai đoạn 1-2 tuổi
· Vận động thô:
– Bé đi bước đầu tiên ( không có người giúp) và bắt đầu chạy, ném bóng
– Bé di chuyển một đồ vật, ngồi nhặt đồ chơi và vừa đi, vừa đẩy, kéo đồ chơi có bánh xe
– Bé trèo cầu thang bằng hai chân, hai tay và đi thụt lùi xuống cầu thang bằng hai tay, hai chân.
· Vận động tinh:
– Bé bỏ đồng xu vào ống tiền và lật được trang sách. Bé đã biết dùng bàn tay vào các hoạt động khác nhau như điều khiển, giữ thăng bằng. Bé biết xây tháp với 2-3 hình khối ( 15 tháng), 3-4 hình khối ( 18 tháng) và vẽ những đường kẻ trên giấy.
2. Giai đoạn 2-3 tuổi
· Vận động thô:
– Bé leo lên, xuống cầu thang một mình bằng cách sử dụng tay vịn, chưa leo liên tục bằng hai chân.
– Bé đi được xe đạp ba bánh.
– Bé đứng trên các đầu ngón chân, ném bóng về phía trước…
· Vận động tinh:
– Hoàn thành trò chơi xếp hình. Với 6-7 hình khối ( 2 tuổi), 9-10 hình khối ( 3 tuổi)
– Bé cầm bút chì màu bằng ngón tay chủ động vạch trên giấy các đường thằng, ngang…
– Bé lật được từng trang sách, chỉ vào các địa điểm nhỏ trong sách và tự xem sách một mình.
Mỗi giai đoạn trẻ sẽ thể hiện các kỹ năng vận động khác nhau. Cha mẹ cần theo dõi và đánh giá để biết cách hướng dẫn, rèn luyện cho con. Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc càng tốt. Nếu cha mẹ lo lắng về bất kỳ mặt nào sự phát triển của trẻ hãy tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Ths. Đỗ Hữu Hanh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh