Thức ăn chứa đầy đủ các loại chất dinh dưỡng như protein, mỡ, đường, vitamin… Các chất dinh dưỡng này muốn được cơ thể hấp thu thì phải trải qua một quá trình cực kỳ phức tạp. Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ khoang miệng.
Thức ăn sau khi vào miệng được trộn lẫn với nước bọt sau đó được răng nghiền nát rồi bị nước hòa tan thành keo, nước lại một lần nữa tách nó thành đường mạch nha. vì thế nếu nhai kĩ bánh bao hay cơm bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi có vị ngọt. Chất béo và protein không thể tiêu hoá hoá học ngay được trong khoang miệng.
Nhưng sau khi được răng nghiền nát, sơ bộ cũng được gia công từ miếng to thành miếng nhô, là bước đệm cho các bước sau. Nếu bạn án cháo loăng, quá trình tiêu hóa sẽ bỏ qua bước đầu tiên, thức ăn không cần phải nhai mà có thể nuốt luôn xuống dạ dày, toàn bộ tinh bột sau khi đến tiểu tràng mới được tiêu hóa.
Thực nghiệm chứng minh tỉ lệ hấp thu dinh dưỡng của những người ăn kĩ nhai lâu sẽ cao hơn hẳn những người ăn nhanh nuốt vội. Nhai kĩ thức ăn, trộn lẫn thức ăn với nước bọt càng dễ chuyển hóa tinh bột thành mạch nha, từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng càng được nhiều, tránh xảy ra loét dạ dày. Người Do Thái có câu: “Kẻ ăn chậm tất trường thọ”.